Sau khi Thông tư 41 được ban hành, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống ngân hàng, trong đó có việc lựa chọn 10 ngân hàng thương mại thí điểm áp dụng Basel II, bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Sacombank, MBbank, Techcombank, ACB, VIB, MSB và VPBank.
Trong số này, hiện còn Vietinbank, Sacombank chưa áp dụng chuẩn Basel II.
Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này.
Ðến nay, có 18 nhà băng đã hoàn tất Basel II gồm: Vietcombank, MBBank, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, Viet Capital bank, SeABank, Nam A Bank, LienVietPostBank, BIDV, Shinhan Bank, Standard Chartered Việt Nam.
Trong các ngân hàng trên, OCB, VIB và Vietcombank là những ngân hàng áp chuẩn Basel II sớm nhất. Cụ thể, từ cuối năm 2017 có OCB, từ cuối năm 2018 có VIB, Vietcombank.
Việc triển khai Basel II được coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, để triển khai thành công Basel II, hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết.
Từ góc độ các ngân hàng, trước tiên cần có sự đồng thuận tuyệt đối của cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành trong việc tuân thủ Basel II.
Trong số các ngân hàng còn lại, Nam A Bank vừa được NHNN phê duyệt cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 theo chuẩn Basel II.
Sự kiện này tiếp tục khẳng định hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững của Nam A Bank, đáp ứng quy định khắt khe về hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ theo chuẩn quốc tế.
Năm 2020, Nam A Bank tiếp tục cải tiến để mang đến chuẩn chất lượng dịch vụ 5 sao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giao dịch...
Ông Trần Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động của Ngân hàng khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại, nhằm giúp hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn.
Trong khi đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank cho biết, Ngân hàng đã sẵn sàng áp dụng Basel II.
Theo ông Minh, năm 2019, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm, phù hợp với chiến lược phát triển, định hướng của NHNN và thông lệ Basel II.
Sacombank sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động, triển khai Thông tư 41 theo đúng lộ trình NHNN đặt ra từ ngày 1/1/2020.
Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao của Basel II.
Lãnh đạo Eximbank thì cho hay, Ngân hàng đã mời Công ty Kiểm toán Ernst & Young tư vấn triển khai Thông tư 41 và đã trình NHNN để áp dụng Basel II, dự kiến bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, Công ty Kiểm toán KPMG đã thực hiện tư vấn cho Eximbank toàn bộ các cấu phần của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (một trong những nội dung chính sách từ cơ quan quản lý mà các ngân hàng triển khai thực hiện Basel II), nhằm bảo đảm Eximbank đáp ứng được các tiêu chuẩn ở mức cao nhất theo thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tại ABBank, ngày 17/12 vừa qua, Ngân hàng chính thức đưa vào vận hành hệ thống tính toán tài sản có rủi ro (RWA) theo Thông tư 41.
Việc triển khai hệ thống RWA là bước đi mang tính chiến lược giúp ABBank nâng cao hiệu quả lợi nhuận và năng lực quản trị rủi ro, thúc đẩy lộ trình triển khai Basel II của Ngân hàng.
ABBank đã hoàn tất nền móng đầu tiên trong lộ trình tuân thủ Basel II và sẵn sàng cho việc tuân thủ Thông tư 41 của NHNN từ ngày 1/1/2020.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn.
Ðây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.