Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư châu Á thận trọng

(ĐTCK) VN-Index vững vàng đi lên; Ngân hàng tung “chiêu” hút tiền sau Tết; Thị trường chứng khoán năm Kỷ Hợi: Đặt niềm tin vào cửa sáng; Xử vi phạm công bố thông tin: Đừng để cổ đông “đau” 2 lần; Đầu tư chứng khoán phái sinh: Mục tiêu không phải là tiền; Chứng khoán châu Á chững lại; 7 triệu người Mỹ đột nhiên không trả tiền vay mua ô tô, bên tín dụng phát hoảng...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index lên trên 950 điểm

Trong phiên sáng, sau khi chinh phục mốc 950 điểm, VN-Index bị đẩy lùi trở lại do áp lực chốt lời diễn ra ở nhiều mã nhỏ tăng nóng.

Tuy nhiên, nhờ sự vững vàng của nhóm cổ phiếu lớn, nhất là nhóm cổ phiếu “họ nhà vin”, VN-Index đã giữ vững mốc 950 điểm.

Sang đến phiên chiều, nhóm cổ phiếu họ Vin cùng VNM tiếp tục là trụ đỡ, qua đó VN-Index vẫn vững vàng đà tăng.

3 cổ phiếu họ nhà vin là VIC, VHM và VRE là điểm sáng với VIC tăng 3,58% lên 112.900 đồng, VHM tăng 2,38% lên 81.900 đồng v và VRE tăng 3,62% lên 31.500 đồng.

Ngoài ra, VNM cũng góp sức với mức tăng 0,8% lên 139.400 đồng, VCB tăng 0,67% lên 60.200 đồng, SAB tăng 0,8% lên 238.000 đồng, HPG tăng 0,32% lên 31.000 đồng với 6,46 triệu đơn vị. MBB tăng 0,45% lên 22.100 đồng.

Cá bluechip khác chủ yếu đứng giá hoặc quay đầu giảm, trong đó giảm mạnh nhất là EIB khi mất 3,24% xuống 12.950 đồng, VPB giảm 1,16% xuống 21.250 đồng, HDB giảm 1,28% xuống 30.800 đồng…

Các mã nhỏ giữ được sắc xanh gồm OGC, SCR, thậm chí HAR, AMD và NKG còn đóng cửa với sắc tím.

Tuy nhiên, HAI, HAG, QCG, ASM, DLG, IDI, ITA, KBC, HQC đều quay đầu giảm giá, dù HAI lúc đầu mở cửa trong sắc tím.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 20,5 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1.451,1 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,24 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 16,02 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 204.600 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 2,77 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 14/2: VN-Index tăng 7,09 điểm (+0,75%), lên 952,34 điểm; HNX-Index giảm 0,38 điểm (-0,35%), xuống 106,12 điểm; UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,73%), xuống 55,39 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra vào cuối tuần này, cùng với thông tin Tổng thống Trump có khả năng ký thỏa thuận về an ninh biên giới để tránh chính phủ đóng cửa lần thứ 2 giúp phố Wall duy trì đà tăng tốt khi bước vào phiên giao dịch thứ Tư.

Tổng thống Trump lùi thời hạn chót để tăng thuế từ 10% lên 25% với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 1/3 sang 2/3.

Ông cho rằng, để đạt được một thỏa thuận tốt, thì ông có thể chờ đợi thêm một chút, nhưng có thể không cần phải chờ đợi, vì “chúng tôi đang làm rất tốt ở Trung Quốc”.

Hiện Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã có mặt ở Bắc Kinh để tiến hành vong đàm phán thương mại tiếp theo với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He vào thứ Năm và thứ Sáu. Phát biểu của ông Trump cho thấy triển vọng của vòng đàm phán này khá sáng sủa.

Ngoài ra, dữ liệu về lạm phát vừa công bố cũng khiến giới đầu tư an tâm Fed sẽ dữ ổn định lãi suất trong thời gian tới để xuống tiền.

Cụ thể, theo dữ liệu vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 của Mỹ không thay đổi so với tháng 12/2018 và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 1,9% trong tháng 12.

Các dự báo trước đó là chỉ số này tăng 0,1% so với tháng 12 và 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số bị hạn chế vào cuối phiên do kết quả kinh doanh của một tập đoàn lớn không như kỳ vọng.

Kết thúc phiên 13/2, chỉ số Dow Jones tăng 117,51 điểm (+0,46%), lên 25.543,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,30 điểm (+0,30%), lên 2.753,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,76 điểm (+0,08%), lên 7.420,30 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư thận trọng trước việc thị trường đã tăng khá mạnh trong những phiên gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,02% xuống 21.139,71 điểm. Topix tăng 0,03% lên 1.589,81 điểm.

Trong số 33 chỉ số phụ của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), có 22 chỉ số tăng, dẫn đầu là các ngành dầu khí và xây dựng.

Mức tăng đã cạn kiệt do áp lực chốt lời sau khi chỉ số Nikkei 255 tăng gần 4% trong hai ngày trước đó trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng vào việc giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phiên hôm nay, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu vẫn giữ được đà tăng khi đồng yên suy yếu xuống mức thấp nhất trong 7 tuần so với đồng USD, với Honda Motor Co tăng 1,3% và công ty Eclest tăng 1,6%.

Ngược lại, Asics Corp giảm 5% sau khi nhà sản xuất đồ thể thao này báo lỗ 20,3 tỷ yên (182 triệu USD) trong năm tính đến tháng hết tháng 12/2018, do doanh số bán hàng suy yếu ở Mỹ và Úc.

Nhà bán lẻ đồ nội thất Otsuka Kagu Ltd giảm 5,4% sau khi cho biết đang tìm kiếm các lựa chọn để củng cố vấn đề tài chính của mình, bao gồm cả phương án M&A.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, mặc dù các bluechip vẫn tăng, do những nghi ngờ dữ liệu xuất khẩu đã chống lại sự lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,05% xuống 2.719,70 điểm. Chỉ số CSI300 của bluechip tăng 0,15% lên 3.402,14 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi của ngành tài chính giảm 0,4%, ngành tiêu dùng tăng 1,3%, trong khi năng lượng mất 0,3%.

Xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ tăng trưởng trở lại trong tháng 1 sau khi giảm sốc trong tháng trước, trong khi nhập khẩu giảm ít hơn nhiều so với dự kiến. Tuy nhiên, yếu tố mùa vụ đóng một vai trò lớn và có thể có sự suy giảm về thương mại trước mắt, các nhà phân tích cho biết.

Thông tin tích cực là Bloomberg đưa tin cho rằng ông Donald Trump đang xem xét gia hạn 60 ngày cho hạn chót 1/3 mà hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc sẽ bị áp thuế cao hơn.

Nếu cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sắp tới diễn ra tốt đẹp, thì yếu tố tiêu cực duy nhất còn lại là nền kinh tế (Trung Quốc) tuột dốc, các nhà phân tích tại Essence International lưu ý.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Sichuan Em Technology Co Ltd, Henan Ancai Hi-tech Co Ltd,và Shanghai Sanmao Enterprise Group Co Ltd, tất cả đều tăng 10,1%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ và tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn là thận trọng với cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,2% xuống 28.432,05 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,26% xuống 11.170,35 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,2%, ngành CNTT giảm 0,8%, tài chính kết thúc không đổi và bất động sản tăng  0,1%.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã khởi động các cuộc đàm phán thương mại cấp cao vào thứ Năm và sẽ kéo dài trong một ngày.

Thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 25% từ 10% nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3.

Cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay China Overseas Land & Investment Ltd, tăng 2,3%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Sunny Quang Technology Group Co Ltd, giảm hơn 5%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có  GF Securities Co Ltd giảm 2,8%, China Gas Holdings Ltd, giảm hơn 2,3% và China Life Insurance Co Ltd giảm 2,2%.

Kết thúc phiên 14/2: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 4,77 điểm (-0,02%), xuống 21.139,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,35 điểm (-0,05%), xuống 2.719,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 65,54 điểm (-0,23%), xuống 27.432,05 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm sâu. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,50 - 37,02 triệu đồng/lượng, giảm 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.901 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.250 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng tung “chiêu” hút tiền sau Tết

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các ngân hàng đồng loạt tung ra nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi nhằm hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân..>> Chi tiết

Thị trường chứng khoán năm Kỷ Hợi: Đặt niềm tin vào cửa sáng

Dù có nhiều dự báo trái chiều về diễn biến thị trường chứng khoán năm Kỷ Hợi khiến nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng hơn trong việc giải ngân, nhưng không ít nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào cửa sáng..>> Chi tiết

Xử vi phạm công bố thông tin: Đừng để cổ đông “đau” 2 lần

Nhà đầu tư là người bị chịu thiệt khi ra quyết định đầu tư trong bối cảnh không có đầy đủ thông tin từ lỗi vô tình hoặc cố ý của các doanh nghiệp..>> Chi tiết

Đầu tư chứng khoán phái sinh: Mục tiêu không phải là tiền

Một số nhà đầu tư sau thời gian lướt sóng chứng khoán phái sinh trong phiên thất bại đã bắt đầu chuyển sang nắm giữ vị thế dài hạn hơn, đồng thời thay đổi mục tiêu đầu tư..>> Chi tiết

7 triệu người Mỹ đột nhiên không trả tiền vay mua ô tô, bên tín dụng phát hoảng

Hàng triệu người Mỹ đang vật lộn với các khoản vay để mua xe hơi của họ, và ngay cả các nhà kinh tế cũng ngạc nhiên..>> Chi tiết

Tin bài liên quan