Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Đón dòng vốn mới

(ĐTCK) VN-Index tăng hơn 17 điểm; Fed thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, các ngân hàng Việt sẵn sàng ứng phó;  Có một dòng vốn mới đang chọn Việt Nam; Cổ phiếu ô tô khó bật sáng; Gọi vốn trên thị trường quốc tế, tại sao không?; Chứng khoán Châu Á đồng loạt phục hồi mạnh về cuối phiên; Giá dầu tăng, không quá kỳ vọng nguồn cung từ Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index phục hồi

Dấu hiệu phục hồi của phiên chiều qua giúp VN-Index giao dịch tích cực trở lại trong phiên hôm nay khi đóng cửa với sắc xanh nhạt trong phiên sáng.

Sang đến phiên chiều, đà tăng của VN-Index được nới rộng lên sát mốc 980 điểm khi đóng cửa.

Tuy nhiên, đà tăng đến chủ yếu do lực cung giá thấp đã cạn kiệt hơn là nhờ lực cầu bắt đáy chảy mạnh. Do đó, phiên phục hồi này chưa thể làm yên lòng nhà đầu tư.

Phục hồi ấn tượng nhất là VPB khi tăng trần lên 31.100 đồng với 5,6 triệu đơn vị được khớp.

Nhóm ngân hàng cũng đều tăng tốt, trong đó VCB tăng 2,83% lên 58.100 đồng, TCB tăng 0,21% lên 95.200 đồng; BID tăng 4,48% lên 28.000 đồng; CTG tăng 2,95% lên 26.150 đồng; MBB tăng 1,45% lên 27.900 đồng; HDB tăng 2,25% lên 36.300 đồng; STB tăng 2,56% lên 12.000 đồng và TPB tăng 1,11% lên 27.400 đồng.

Top 30 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE chỉ có ROS giảm 2,54%, xuống 49.900 đồng, còn lại đều tăng.

Nhiều mã tăng mạnh như VJC tăng 6,25%, lên 170.000 đồng, HPG tăng 4,3%, lên 40.000 đồng với 5,77 triệu đơn vị được khớp, đứng đầu sàn, PLX tăng 2,24%, lên 63.900 đồng, CTD tăng 4,67%, lên 157.000 đồng.

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa cũng tràn ngập sắc xanh, trong đó có nhiều mã tăng trần như HAR, SJF, HSL, NKG…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 3,01 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 136,72 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 630.106 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là bán ròng 3,6 tỷ đồng. 

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 334.175 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 239,8 triệu đồng. 

Kết thúc phiên giao dịch 20/6: VN-Index tăng 17,46 điểm (+1,81%), lên 979,62 điểm; HNX-Index tăng 1,25 điểm (+1,13%), lên 111,82 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,66%), lên 52,02 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.900 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau khi Trung Quốc có động thái đáp trả sẽ áp mức thuế nhập khẩu tương đương với hàng hóa nhập từ Mỹ trị giá 50 tỷ USD giông như Mỹ áp đặt với hàng hóa nhập từ Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ áp mức thuế với hàng nhập 10% từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.

Không chỉ với hàng nhập từ Trung Quốc, trước đó chính quyền Tổng thống Trump cũng tăng thuế nhập khẩu với nhôm, thép từ các nước châu ÂU, Canada, Mexico và Nga vừa có động thái đáp trả khi áp thuế nhập khẩu với máy móc xây dựng đường bộ của Mỹ.

Châu Âu cũng đang tìm cách đáp trả lại hành động của Mỹ và ông Trump tuyên bố không muốn thấy xe Đức tại Mỹ.

Những hành động của ông Trump trong thời gian gần đây khiến giới đầu tư nhận thấy rằng, đó không chỉ là chiến thuật đàm phán, mà việc áp thuế nhập khẩu là hành động thực của chính quyền Trump.

Chính vì vậy, phố Wall tiếp tục có phiên giảm mạnh trong phiên thứ Ba, trong đó Dow Jones có lúc đã rơi xuống dưới đường trung bình 100 trước khi hồi trở lại, nhưng vẫn đóng cửa dưới đường trung bình 50.

Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall trong phiên có lúc tăng lên mức cao nhất gần 3 tuần 14,68 điểm, trước khi giảm trở lại và chốt ở mức 13,35 điểm.

Kết thúc phiên 19/6, chỉ số Dow Jones giảm 287,26 điểm (-1,15%), xuống 24.700,21 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,16 điểm (-0,40%), xuống 2.762,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 21,44 điểm (-0,28%), xuống 7.725,58 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh trở lại, được hỗ trợ bởi những lệnh mua ồ ạt và cuối giờ chiều, sau khi cả phiên hôm qua bị bán tháo, cùng với đó phục hồi trên diện rộng tại Trung Quốc cũng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,2% lên 22.555,43 điểm. Topix tăng 0,5% lên 1.752,75 điểm.

Vào gần cuối phiên giao dịch ở châu Á, chỉ số CSI300 bluechip của Trung Quốc đã tăng 0,6% và chỉ số Shenzhen Composite tăng 1,4%, điều này đã kích thích lực mua đổ dồn vào sàn Tokyo.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn như Fast Retailing và SoftBank lần lượt tăng 3,5% và 2,3%.

Nhóm cổ phiếu có phần vốn góp của Trung Quốc cũng đã được mua mạnh trở lại với Okuma Corp tăng 2,4%, DMG Mori tăng 1,3%.

Các cổ phiếu tiêu dùng như thực phẩm và đồ uống phục hồi với Ajinomoto tăng 1,4% và Kirin Holdings tăng 3,3%.

Các nhà sản xuất thuốc cũng hút lực mua với Daiichi Sankyo tăng 5,2% và Sumitomo Dainippon Pharma tăng 2,3%.

Chứng khoán Trung Quốc phục hồi nhẹ sau phiên bán tháo hôm qua, khi những bình luận lạc quan từ truyền thông nhà nước đã xoa dịu cơn hoảng loạn trong một cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về sự hồi phục dài hạn của chứng khoán Thượng Hải, khi chỉ chỉ tăng 0,3% so với mức sụt giảm gần 4% hôm qua, do lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,3% lên 2.915,73 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,4%, lên 3.635,44 điểm.

Sự phục hồi dẫn dắt bởi các ngành ít bị tổn thương bởi cuộc chiến thương mại, chẳng hạn như cổ phiếu tiêu dùng và y tế.

Một số dấu hiệu ổn định xuất hiện sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng trấn an thị trường chứng khoán, cùng với đó hơn 30 công ty niêm yết đã công bố kế hoạch mua cổ phần của các cổ đông lớn.

Yi Gang, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, “Nền kinh tế của Trung Quốc có vị thế tốt để đối phó với những cú sốc bên ngoài. Những thăng trầm trong thị trường chứng khoán là bình thường, các nhà đầu tư nên bình tĩnh và yên tâm," ông nói.

Chứng khoán Hồng Kông cũng bật tăng trở lại sau ngày lao dốc hôm qua.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,8% lên 29.696,17 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprise tăng 0,1% lên 11.505,74 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,6%, ngành CNTT tăng 0,92%, tài chính tăng 0,56% và bất động sản tăng 0,62%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Want Want China Holdings Ltd tăng 4,08%, trong khi giảm sâu nhất là Country Garden Services Holdings Company Ltd giảm 9,8%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất gồm Huaneng Power International Inc tăng 2,82%, CNOOC Ltd tăng 2,71% và Huaneng Power International Inc tăng 2,58%.

Nhóm cổ phiếu H giảm điểm nhiều nhất gồm Anhui Conch Cement Co Ltd giảm 3,17%, Byd Co Ltd, giảm 2,6% và Haitong Securities Co Ltd giảm 1,3%.

Kết thúc phiên 20/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 276,95 điểm (+1,24%), lên 22.555,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 222,08 điểm (+0,77%), lên 29.696,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,91 điểm (+0,27%), lên 2.915,73 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.900 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tgiảm 40.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,74 - 36,94 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.617 đồng/USD, tăng 15 so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.830 - 22.900 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Fed thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, các ngân hàng Việt sẵn sàng ứng phó

Fed đã thông báo tăng lãi suất cơ bản ngắn hạn thêm 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 1,75-2%/năm và dự kiến có thể sẽ còn tăng 2 lần lãi suất nữa trong năm nay và 3 lần trong năm 2019. Trước động thái tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed, lãnh đạo các ngân hàng Việt cho biết, luôn sẵn sàng ứng phó..>> Chi tiết

Có một dòng vốn mới đang chọn Việt Nam

Nếu như trước đây, khi đối mặt với những tác động bất thuận từ nền kinh tế và TTCK quốc tế, vốn ngoại trên TTCK Việt Nam thường có diễn biến rút ra ròng, nhưng gần đây cùng với động thái rút vốn ở mức hạn chế, có một dòng vốn mới vào thị trường Việt Nam..>> Chi tiết

Cổ phiếu ô tô khó bật sáng

Quý IV thường là mùa ô tô bán chạy nhất, nhưng quý IV năm nay, liệu các DN ngành ô tô có kỳ vọng cải thiện được doanh thu hay không? Dưới tác động của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, câu trả lời dường như chưa rõ ràng..>> Chi tiết

Gọi vốn trên thị trường quốc tế, tại sao không?

Tháng 5/2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm về nợ dài hạn, vay bằng đồng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ BB- lên BB với triển vọng ổn định..>> Chi tiết

 30 năm thu hút FDI, góc nhìn từ lao động

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn Việt Nam qua lợi thế lớn nhất là nhân công giá rẻ. Thách thức của giai đoạn tới là thay đổi cách nhìn này, để thu hút được vốn vào các lĩnh vực công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao hơn..>> Chi tiết

Giá dầu tăng, không quá kỳ vọng nguồn cung từ Mỹ

Diễn biến của giá dầu đang theo chiều hướng dễ đoán định hơn, khi kể từ cuối năm 2017 tới nay, cả dầu thô Brent - loại tiêu chuẩn trên toàn cầu và dầu WTI - thường dùng cho các hợp đồng tại Mỹ đều nhích lên..>> Chi tiết

Tin bài liên quan