Tiếng hát miền quan họ
Người quan họ vốn rất yêu câu hát làm nên giá trị văn hóa riêng có của mình. Trong các lễ hội, đặc biệt là ngày hội sinh hoạt nổi bật, những gì tinh túy nhất của làn điệu dân ca quan họ sẽ lại được các liền anh, liền chị áo mớ ba mớ bảy, nón quai thao lấp lóa đầu làng mang ra phô diễn trước các vị khách thập phương.
Bởi vậy, để hiểu rõ nhất văn hóa quan họ Bắc Ninh, chúng tôi chọn ngày hội Lim- hội hát quan họ lớn nhất trong năm (13/1 Âm Lịch) ghé thăm, tìm hiểu và lắng nghe những câu hát xốn xang, ngọt ngào, tha thiết ấy.
Tò mò là một chuyện, nhưng bản thân tôi cũng có nhu cầu thực sự. Bởi là một sinh viên nghiên cứu về văn hóa mà chưa từng biết đến quê hương miền quan họ thì thật là thiếu sót. Và quả thực, có lang thang trên miền đất du ca này mới thấy, âm nhạc là một trong số ít những khả năng đặc trưng chỉ dành riêng cho loài người.
Ngay từ sáng sớm ngày hội, trong xóm ngoài làng đã rộn rã tiếng đàn, tiếng sáo. Chúng tôi tìm đến làng Diềm - nơi còn duy trì và gìn giữ được nhiều lời ca quan họ cổ tham dự lễ hội. Người dân ở đây giải thích rằng, bản chất quan họ cổ không phải buổi biểu diễn trên sân khấu, mà là “chơi quan họ”- hát đối đáp giữa hai bên theo những quy định nghiêm ngặt.
Nên dù các phương tiện phục vụ việc hát xướng ngày càng phát triển, nhưng quan họ làng Diềm vẫn không cần khán giả, ca sỹ và không tăng âm. Chỉ có đàn sáo và những giọng hát thành thót của các liền anh liền chị hòa quyện vào nhau thôi.
Tuy nhiên, vì hội Lim là ngày hội lớn nhất, nên ở sân khấu chính, nơi diễn ra buổi “chơi quan họ” vẫn xếp khoảng 50 ghế cho các thính giả. Người thưởng thức hầu hết là dân địa phương. Hiếm mới thấy khách du lịch.
Thính giả tuy ít, nhưng có thể nói là lý tưởng. Họ thuộc tầm tuổi trung niên trở nên. Kín đáo và lặng lẽ. Họ biết thưởng thức âm nhạc một cách lịch lãm. Cuối buổi diễn, các “thính giả” vẫn ngồi lại rất lâu để vỗ tay cảm ơn, nhưng các nghệ sĩ cũng chỉ chào hai lần rồi kết thúc.
Nếu ở nơi khác, thế nào nghệ sĩ cũng nể tình mà chơi thêm vài bài làm quà rồi đấy. Nhưng nghệ sĩ ở đây không làm thế. Họ sẽ bảo: “Các bác về sớm còn đi trẩy hội”.
Bay với âm nhạc thế là đủ. Âm nhạc không phải thứ cứ thích là ăn no được, nên chúng tôi cũng tìm hiểu thêm những đặc sản của địa phương. Ở Bắc Ninh, bánh khúc làng Diềm là tuyệt đỉnh.
Buổi sáng đầu tiên trẩy hội Lim, tôi nghe quan họ chẳng hiểu gì, nhưng rồi bằng cách nào đó, dần dần các làn điệu thấm dần vào ký ức của tôi. Mà thứ âm nhạc gắn với ước mơ, khát khao của con người khi đã thấm rồi thì tinh thần rất thăng hoa. Không một món ăn cho tâm hồn nào có thể sánh kịp. Tôi thích thật sự chứ không phải giả vờ thích cho nó có vẻ sang trọng như ai.
Những ngày sau, dân thường các tỉnh lận cận sang nhiều nhưng họ không đi thưởng thức âm nhạc như người Kinh Bắc. Họ đi xem các nơi, tính toán mua cái này cái nọ, mở dịch vụ buôn bán, nhà hàng hoặc thậm chí là xây cả một tòa nhà.
Câu quan họ chao nghiêng vì đâu?
Do địa thế bằng phẳng, có núi thấp, được bồi đắp phù sa bởi sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, nên rất phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vùng đất này từ sớm đã trở thành trung tâm của nhiều nền văn hóa cổ như Cổ Loa, Luy Lâu….
Ngoài ra, Bắc Ninh cũng nằm gần với các trung tâm kinh tế, của vùng Đông Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nhờ vào lợi thế địa lý và văn hóa như vậy, nên không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn Bắc Ninh là điểm dừng chân của mình. Dần dà, nhiều khu công nghiệp mọc lên đã dẫn đến sự bùng phát nhu cầu của thị trường bất động sản.
Năm năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều kỷ lục mới của bất động sản Bắc Ninh như dự án khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ nằm ở cửa ngõ phía Tây của TP. Bắc Ninh, Cát Tường Eco, dự án nhà phố thương mại Sing Garden… và mới đây nhất là Vinhomes Bắc Ninh.
Một chiều ngang qua sông Cầu, tôi dõi mắt nhìn theo về phía làng Diềm từng một thời là thủy tổ quan họ. Thời gian vẫn là kẻ hủy diệt vô tình và hung hãn nhất khi hàng trăm ngôi nhà cao thấp đã đẩy cổ kính rêu phong lùi xa vào miền dĩ vãng.
Dòng sông chất chứa những câu quan họ dịu mát ngày nào nay lặng đi. Những công trình cao hơn, hiện đại hơn đang hối hả và chen chúc mọc lên, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, mạnh mẽ của một thành phố trẻ, trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh đang trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Những chứng nhân cuối cùng của quê hương quan họ cổ nay đã trở nên già nua, yếu ớt, sắp không còn sức chống chọi với sự phát triển của thời đại và con người. Trong số 49 làng quan họ của Bắc Ninh hiện nay, hiếm làng nào còn duy trì được đội quan gồm đủ các thế hệ liền anh liền chị với nhiều lứa tuổi.
Các liền anh liền chị không còn hát cho nhau nghe, mà là hát cho cộng đồng nghe. Bản thân người hát cũng chỉ là học lại các bài nhạc dễ hát của quan họ mới. Thế nên, người ta phải hát bằng micro, phải bằng loa và thêm cả phần nhạc đệm. Nhiều giai điệu cổ mất dần.
Đấy là thứ thẩm mỹ mới mà chúng ta phải thừa nhận là nó rất mạnh và rất nhanh tràn ra khắp các vùng quan họ. Ngay cả những người làng quan họ cũng đã thích nghe lời quan họ cải biên này và không còn hứng thú với quan họ cổ.
Cũng là lẽ dễ hiểu, vì trong bối cảnh văn hóa phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, trong bối cảnh các thính giả ngày càng ưa chuộng những món nghệ thuật dễ nghe, dễ thuộc, dễ sao chép, thì sự thay đổi này cũng phần nào đáp được ứng nhu cầu thật của thính giả và giúp quan họ Bắc Ninh tiếp tục tồn tại ở cộng đồng.
Và một lý do khác dẫn đến sự cải biên của quan họ cổ là trong thực tế, tuy đã có nhiều chương trình bảo vệ dân ca miền quan họ, nhưng lại chưa thực sự hiệu quả. Bởi chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày sẽ khiến người ta chẳng thể cứ ngồi đó mà bận tâm hay so sánh mãi với quá khứ được. Mọi thứ rồi sẽ lại đâu vào đó ngay thôi.
Vẫn biết dòng nước xuôi chảy hôm nay đâu phải là dòng nước của ngày hôm qua. Vẫn biết tương lai quan họ nằm trong tay thế hệ trẻ giàu học vấn hơn, biết cách sống hơn, năng động và giỏi giang hơn trong nền kinh tế thị trường. Nhưng sao câu quan họ hôm nay chới với lạ thường.
Nhưng tôi tin rằng, dù có thế nào, thì hồn quan họ cổ Bắc Ninh vẫn còn lẩn khuất đâu đó. Để chờ một ngày, làng biến thành đô thị, nhưng vì một cơ duyên nào đó mà quan họ - món ăn tinh túy cho tinh thần như thế lại sống dậy để gắn mình với dòng sông Cầu chảy xuôi. Nên chúng ta vẫn có thể lạc quan vào câu hỏi: Quan họ cổ nay đâu rồi?
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com