Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chứng khoán bắt đầu tuần giao dịch đầu tháng 6 với nhiều thông tin vĩ mô đáng chú ý.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ

Báo cáo việc làm tháng 5 sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu (4/6) sẽ cho biết liệu điểm yếu bất ngờ trong báo cáo việc làm tháng 4 là chỉ xảy ra một lần hay là sự khởi đầu của sự suy giảm hơn đối với sự phục hồi của thị trường lao động.

Theo dự báo, nền kinh tế Mỹ dự kiến ​​sẽ có thêm 650.000 việc làm mới trong tháng 5.

Với 266.000 việc làm được tạo ra trong tháng 4 và thấp hơn rất nhiều so với con số gần 1 triệu việc làm được mong đợi. Nền kinh tế Mỹ vẫn thiếu hơn 8 triệu việc làm so với mức trước đại dịch.

Các nhà kinh tế nói chung vẫn đang kỳ vọng tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trong những tháng tới khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Nhà kinh tế trưởng Gregory Daco của Oxford Economics cho biết, tại thời điểm này, ông dự kiến ​​500.000 đến 750.000 việc làm mới sẽ được bổ sung vào tháng 5 và "nó có thể sẽ tăng lên."

Dữ liệu PMI, phát biểu của Fed

Chỉ số sản xuất dự kiến ​​phát hành vào thứ Ba (1/6) và chỉ số liên quan lĩnh vực dịch vụ sẽ công bố vào thứ Năm (3/6). Cả hai chỉ số đều được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ và nổi bật các vấn đề của chuỗi cung ứng đang dẫn đến tình trạng thiếu hàng và giá cao hơn.

Một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến ​​sẽ phát biểu trong tuần, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell. Chủ tịch Fed sẽ tham gia vào một hội đồng tại một hội nghị về biến đổi khí hậu vào thứ Sáu (4/6) cùng với Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde.

Thị trường chứng khoán

Các nhà đầu tư thị trường chứng khoán sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu kinh tế và bình luận từ các quan chức Fed trong bối cảnh lo ngại Fed có thể bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích lớn khi áp lực giá tăng.

Những lo ngại về lạm phát đã tồn tại trong vài tuần qua và đè nặng lên các cổ phiếu tăng trưởng và chỉ số Nasdaq đã có mức giảm hàng tháng đầu tiên trong tháng 5 kể từ tháng 10/2020.

Trong lịch sử, tháng 6 không phải là tháng tăng mạnh đối với chứng khoán. Bespoke Investment Group chỉ ra rằng trong 50 năm qua, chỉ số Dow Jones chỉ tăng bình quân 0,12% trong tháng 6 và chỉ 52% trong thời gian đó có mức tăng trưởng dương trong tháng 6.

Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Hai (31/5) do Lễ Tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day).

Dữ liệu lạm phát khu vực EU

Khu vực EU sẽ công bố những số liệu lạm phát nhanh sẽ được theo dõi chặt chẽ vào thứ Ba (1/6).

Lạm phát khu vực EU đang nhanh chóng đạt đến mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhưng giống như các quan điểm của Fed đều cho rằng điều này có thể chỉ là tạm thời.

Tuần trước, nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB cho biết: “Gần như không có mối liên hệ nào giữa bất kỳ sự tăng đột biến nào về giá cả khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và dẫn đến xu hướng lạm phát”.

Ông nói thêm rằng, các thị trường sẽ mất nhiều năm để trở lại mức trước khủng hoảng và vẫn cần phải có biện pháp kích thích để đảm bảo kinh tế phục hồi.

ECB dự kiến ​​sẽ thảo luận về triển vọng giảm tốc độ mua trái phiếu của mình để phản ánh sự phục hồi tăng cường khi OPEC+ họp vào tháng 6.

Cuộc họp của OPEC+

OPEC+ sẽ có cuộc họp vào vào thứ Ba (1/6) và có khả năng sẽ bám sát tốc độ hiện tại là dần nới cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ.

Kể từ khi OPEC+ quyết định cắt giảm 2,1 triệu thùng/ngày vào tháng 4, giá dầu đã kéo dài đà phục hồi năm 2021 và hiện tăng hơn 30% và đóng cửa ở mức 70 USD/thùng.

Tuy nhiên, những lo ngại về khả năng tăng nguồn cung từ Iran đã hạn chế đà tăng của giá dầu.

Iran và các cường quốc trên thế giới đang đàm phán về các bước mà Tehran (thủ đô Iran) và Washington phải thực hiện trong các biện pháp trừng phạt và các hoạt động hạt nhân để trở lại tuân thủ đầy đủ hiệp ước hạt nhân năm 2015 của Iran.

Nếu đạt được thỏa thuận, Iran có thể bổ sung tới 2 triệu thùng mỗi ngày vào nguồn cung toàn cầu.

Dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng dư thừa thanh khoản trên thị trường tài chính

Về khía cạnh thị trường tài chính, một số nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường đang chú ý đến các dấu hiệu của sự gia tăng mạnh mẽ về tính thanh khoản trong hệ thống tài chính Mỹ. Trong tuần qua, các tổ chức đã gửi vào một lượng tiền mặt chưa từng có vào Fed, với quy mô gần 500 tỷ USD vào thứ Năm (27/5).

“Có quá nhiều thanh khoản trong hệ thống và điều đó đang xảy ra do chương trình nới lỏng định lượng (QE) đang diễn ra của Fed, nhưng cũng có thể được giải ngân từ gói kích thích tài khóa”, George Goncalves, người đứng đầu chiến lược vĩ mô của Mỹ tại MUFG cho biết.

Ông cho biết, các khoản tiền từ hàng nghìn tỷ USD kích cầu bao gồm cả cho chính quyền tiểu bang và địa phương vẫn chưa được chi tiêu nhưng đã được tìm thấy vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, các tổ chức và cá nhân tiếp tục chuyển tiền vào quỹ thị trường tiền tệ hiện đang nắm giữ khoảng 4,6 nghìn tỷ USD.

Những khoản tiền đó cũng gây áp lực lên hệ thống tài chính vì họ đưa tiền vào mua tín phiếu Kho bạc. Goncalves kỳ vọng rằng Fed sẽ tăng lãi suất đối với lượng dự trữ dư thừa nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn.

“Chưa có tiền lệ cho việc này bởi vì nó hoàn toàn là một nguyên nhân của việc có quá nhiều tiền trong hệ thống”, ông cho biết.

Ông cho biết, các ngân hàng cũng không muốn giữ lượng tiền mặt dư thừa vì nó được tính vào tỷ lệ đòn bẩy của họ và họ muốn tìm các khoản đầu tư khác có lợi suất cao hơn. Và những gì diễn ra đã làm làm dấy lên một số suy đoán rằng Fed sẽ điều chỉnh chương trình QE của mình sớm hơn dự kiến.

Tin bài liên quan