Brexit gặp trục trặc, giới đầu tư thất vọng

(ĐTCK) Đang duy trì đà tăng tốt, phố Wall quay đầu giảm vào cuối phiên thứ Ba (22/10) khi Quốc hội Anh từ chối qua thời gian để bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Brexit.
Ảnh AFP

Ảnh AFP

Chứng khoán Mỹ sau ít phút giằng co nhẹ đầu phiên đã bật tăng khá tốt trở lại nhờ kết quả kinh doanh tích cực của Procter&Gamble, United Technologies, bù đắp cho kết quả kinh doanh yếu kém của McDonald và Travelers Cos.

Tuy nhiên, sau đó các chỉ số đã đồng loạt giảm cuối phiên sau khi Quốc hội Anh từ chối thời gian đề xuất của Chính phủ Thủ tướng Boris Johnson để thông qua thỏa thuận Brexit với EU. Thất bại tại quốc hội khiến Anh khó hoàn tất thủ tục để rời EU vào thời hạn 31/10 và nhiều khả năng sẽ phải gia hạn thêm.

Theo các chuyên gia, mặc dù các biến chứng Brexit đã có tác động hạn chế đến thị trường Mỹ, nhưng chúng đã góp phần vào sự không chắc chắn của các nhà đầu tư về điều kiện kinh tế và tài chính toàn cầu.

Kết thúc phiên 22/10, chỉ số Dow Jones giảm 39,54 điểm (-0,15%), xuống 26.788,10 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,73 điểm (-0,36%), xuống 2.995,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 58,69 điểm (-0,72%), xuống 8.104,30 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, chứng khoán Anh tăng nhờ bước nhảy vọt 24% của cổ phiếu công ty thức phẩm Just Eat sau khi Tập đoàn Dutch internet conglomerate Prosus chào giá mua 6,3 tỷ USD. Trong khi các thị trường khác chỉ tăng nhẹ do nhà đầu tư thận trọng trước sự phập phù của Brexit.

Kết thúc phiên 22/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 48,85 điểm (+0,68%), lên 7.212,49 điểm. Chỉ số DAX tăng 6,73 điểm (+0,05%), lên 12.754,69 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 9,35 điểm (+0,17%), lên 5.657,69 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản nghỉ ngày giao dịch Nhật Hoàng đăng quang, thì các thị trường chứng khoản khác đều tăng điểm khi giới đầu tư lạc quan về một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ được ký kết.

Kết thúc phiên 22/10, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,76 điểm (+0,50%), lên 2.954,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 60,52 điểm (+0,23%), lên 26.786,20 điểm. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 24,02 (+1,16%), lên 2.088,86 điểm.

Chứng khoán sụt giảm cuối phiên đã tạo động lực để vàng đảo chiều tăng nhẹ trở lại trong phiên thứ Ba.

Kết thúc phiên 22/10, giá vàng giao ngay tăng 3,3 USD (+0,22%), lên 1.487,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 0,6 USD (-0,04%), xuống 1.487,5 USD/ounce.

Trong khi đó, sau chuỗi phiên giảm liên tiếp, giá dầu thô đã tăng trở lại trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung được ký kết và OPEC cùng các đồng minh cắt giảm sản lượng sâu hơn. Tuy nhiên, đà tăng sau đó bị giới hạn khi dự báo kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh tuần trước.

Kết thúc phiên 22/10, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,85 USD (+1,6%), lên 54,16 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,74 USD (+1,3%), lên 59,70 USD/thùng.

Tin bài liên quan