Tại thời điểm xảy ra sự cố, trên máy bay có 3 phi công gồm Đại úy Dương Lê Minh, giáo viên bay (sinh ngày 07/10/1984, quê quán Yên Thái, Yên Mô, Ninh Bình; trú quán 250 Đường Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh); Trung úy Đặng Đình Duy, học viên bay (sinh ngày 12/6/1991, quê quán Thanh Nguyên, Thanh Liêm, Hà Nam; trú quán Thanh Nguyên, Thanh Liêm, Hà Nam) và Trung úy Nguyễn Văn Tùng, học viên bay (sinh ngày 21/4/1991, quê quán Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; trú quán Số 8, Trần Oanh, Phường Trường Thi, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Máy bay gặp sự cố là loại máy bay EC130T2 sản xuất tại Pháp năm 2014, được sử dụng cho nhiều mục đích như huấn luyện, chở khách du lịch, tham quan từ trên cao, bay thám sát địa bàn, khảo sát các chương trình kinh tế, tìm kiếm cứu nạn với tầm bay xa nhất 606 km.
Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm cho thân máy bay và bảo hiểm đối với người ngồi trên máy bay trực thăng trên.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bảo hiểm PVI đã thành lập Tổ giải quyết sự cố do Phó Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách. Tổ giải quyết sự cố đã có mặt tại Vũng Tàu để phối hợp với Công ty Trực thăng Miền Nam và các cơ quan chức năng để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, giám định sự cố cũng như tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm.
Các phương án giải quyết sự cố cũng đã được đưa ra, trước mắt Bảo hiểm PVI sẽ tạm ứng cho mỗi gia đình phi công tử nạn là 500 triệu đồng.
Hiện Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực hàng không với thị phần 53,7%. Ngoài Tổng công Trực thăng Việt Nam, đơn vị quản lý Công ty Trực thăng Miền Nam, Bảo hiểm PVI còn là nhà bảo hiểm đứng đầu cho các hãng hàng không khác của Việt Nam, bao gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air, Sky Viet (trước đây là VASCO)…
Với trách nhiệm của mình, Bảo hiểm PVI luôn phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không để tư vấn quản lý rủi ro, nhanh chóng giải quyết các sự cố, đảm bảo quyền lợi tối đa cho người và tài sản tham gia bảo hiểm.