Ả Rập Xê út lần đầu nhượng bộ Iran, nhưng Nga có đồng thuận?

Ả Rập Xê út lần đầu nhượng bộ Iran, nhưng Nga có đồng thuận?

(ĐTCK) Việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đồng ý một bản sơ thảo về cắt giảm sản lượng dầu lần đầu tiên trong 8 năm qua đang khiến các thị trường tài chính không khỏi bất ngờ.

Ngay sau khi thông tin rằng, OPEC đã đồng ý với một bộ khung thỏa thuận về việc sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất, giá dầu đã tăng hơn 5% tại New York. Giá dầu thô Brent tăng 6,5%, lên 48,96 USD/thùng tại London. Bên cạnh đó, cổ phiếu của Exxon, công ty dầu mỏ lớn nhất niêm yết trên thị trường, tăng 4,4%, mức tăng lớn nhất trong 1 ngày kể từ tháng 2/2016.

Ả Rập Xê út lần đầu nhượng bộ Iran, nhưng Nga có đồng thuận? ảnh 1

 Giá dầu Brent diễn biến tích cực sau thông tin về thỏa thuận của OPEC

Ả Rập Xê út nhượng bộ

Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ tạo nên tác động tích cực không chỉ tới các quốc gia thành viên OPEC, mà còn cho triển vọng tương lai của ngành công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên, với người tiêu dùng, điều này đồng nghĩa với việc giá năng lượng sẽ tăng lên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thỏa thuận này khá khả thi, bởi Iran đã được loại trừ khỏi mục tiêu cắt giảm sản lượng. Đây là động thái nhượng bộ đầu tiên của Ả Rập Xê út, quốc gia đứng đầu OPEC, bởi trước đó, vương quốc dầu mỏ này tuyên bố sẽ chỉ thực hiện cắt giảm sản lượng nếu tất cả các quốc gia thành viên OPEC, trong đó có Iran cùng thực hiện.

Thỏa thuận này được xem là một tín hiệu cho chương mới trong mối quan hệ giữa Ả Rập Xê út và Iran, vốn bắt đầu xung đột kể từ chính sách dầu mỏ năm 2014. Theo đó, cả Riyadh và Tehran, sự hòa giải giữa Nga, Algeria và Qatar, có thể vượt qua những bất động, vốn là nguyên nhân dẫn tới thất bại của những thảo thuận về hạn chế gia tăng sản lượng trước đây.

Hiện tại, còn rất nhiều chi tiết cần phải hoàn thành và OPEC sẽ chưa quyết định mức sản lượng mục tiêu cho mỗi quốc gia thành viên cho tới cuộc hợp tiếp theo vào cuối tháng 11.

“Chúng tôi quyết định khoảng mục tiêu sản lượng của OPEC là từ 32,5 tới 33 triệu thùng/ngày, mức sản lượng riêng sẽ được tính toán cho từng quốc gia thành viên”, Bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh cho biết sau cuộc họp.

Nga có vào cuộc?

Bên cạnh việc sắp xếp để đạt được sự đồng thuận từ các thành viên trong nhóm, OPEC còn phải đối mặt với việc thuyết phục các nhà sản xuất khác bên ngoài nhóm, trong đó quan trọng nhất là Nga cắt giảm sản lượng, nếu muốn đạt được mục tiêu cứu giá dầu.

Khi OPEC đồng ý giảm sản lượng sản xuất, Nga lại vừa phá vỡ các kỷ lục cung cấp dầu của mình khi bơm 11,1 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng 400.000 thùng/ngày so với tháng 8, theo số liệu ước tính sơ bộ.

Động thái này của Nga khiến không ít thành viên thị trường trở nên lo ngại, liệu OPEC có kiên định với cam kết về sản lượng của mình?

“OPEC từng chứng tỏ họ có thể khéo léo điều tiết tâm lý thị trường với tài ăn nói của mình. Quyết định được đưa ra từ cuộc họp vừa qua tại Algiers đáng trông đợi, nhưng kết quả thực hiện và tác động trực tiếp tới nguồn cung thì còn cần thêm thời gian để chắc chắn”, Bob McNally, người sáng lập hãng tư vấn The Rapidan Group (Mỹ) cho biết.

Tin bài liên quan