Sự ngây thơ
Sự thật là chúng ta bắt đầu sự nghiệp của mình với vẻ ngây thơ và cả tin, nhưng tốt hơn hết là bạn chuyển điều đó thành sự hiểu biết và hoài nghi thì cơ hội thành công sẽ đến với bạn sớm hơn. Lý do rất đơn giản: những kẻ ngốc thì không bao giờ giành chiến thắng. Hãy học cách đặt câu hỏi tất cả mọi thứ bạn đọc và nghe, đừng quên xem xét nguồn gốc thông tin.
Sự hoảng loạn
Áp lực cao trong công việc là vấn đề phổ biến trong kinh doanh. Mọi thứ gần như không bao giờ đi theo kế hoạch và đôi khi đi theo một hướng tồi tệ. Nếu bạn không thể vượt qua cơn nóng giận của bạn và giữ bình tĩnh khi cuộc khủng hoảng xảy ra, bạn sẽ chếnh choáng ngay sau đó.
Cuồng tín
Đam mê là một yếu tố dẫn đến sự thành công lớn, nhưng khi bạn vượt qua ranh giới đó và trở nên quá cuồng tín, điều đó sẽ gây bất lợi cho bạn. Tôi đã chứng kiến điều đó nhiều lần. Nó dẫn đến một nhận thức sai lệch về thực tế, lý luận sai lầm và đưa ra một quyết định không đúng đắn.
Lười biếng
Những người đạt được sự thành công đều biết một nguyên tắc cơ bản: Phải làm việc chăm chỉ một cách lâu bền. Đó là lý do tại sao họ luôn luôn tập trung và có kỷ luật. Hầu hết mọi người đều có thói quen xấu là lười biếng. Đó là lý do tại sao không có nhiều người đạt được thành công. Đơn giản chỉ như thế.
Tâm lý không kiên trì
Steve Jobs từng nói: " Tôi tin rằng khoảng 1 nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành công và không thành công là ở sự kiên trì tuyệt đối", và nếu bạn không đam mê về những gì bạn làm, bạn sẽ không gắn bó với nó. Có quá nhiều người muốn sự thành công đến với mình một cách nhanh chóng nhưng nó thường không được như mong đợi.
Phản ứng tiêu cực
Dù bạn có đang trải qua với những cảm xúc gì - ghen tỵ, xấu hổ, tự ti – “giận cá chém thớt” và hành động trong sự tức giận sẽ không chỉ làm cho bạn và mọi người xung quanh phải chịu đựng điều đó, mà nó cũng sẽ giết sự nghiệp của bạn.
Ích kỷ
Nếu bạn hành động như thể cả thế giới xoay quanh bạn, tốt hơn hết là bạn chứng mình rằng mình có đủ tài năng. Mặc dù vậy, việc tự xem mình là trung tâm vũ trụ sẽ làm giảm hiệu quả công việc của bạn. Kinh doanh không phải chỉ xoay quanh cá nhân bạn, mà nó còn về sự trải nghiệm của khách hàng với các sản phẩm của bạn. Hãy nhớ ai mới là người cần chăm sóc các mối quan hệ.
Sống vì quá khứ hoặc tương lai
Sự thật là chúng ta có thể rút ra những bài học từ quá khứ, nhưng ở khía cạnh là tự hủy hoại bản thân mình. Tương tự như vậy, bạn có thể lập kế hoạch và ước mơ cho tương lai, nhưng nếu những việc làm của bạn không tập trung cho hiện tại, bạn sẽ không bao giờ đạt được kế hoạch hay những giấc mơ của mình.
Sự thờ ơ
Khi bạn nghe những cụm từ như "cái gì cũng được ", "tất cả mọi việc đều tốt cả," và "đừng lo lắng" rất nhiều gần đây nhưng bạn sẽ hiếm khi nghe chúng từ người tài giỏi. Họ có thể cư xử nhiều cách khác nhau, nhưng thờ ơ không phải là cách cư xử của họ.
Quá nhạy cảm
Nếu như bạn nhạy cảm đến độ mọi lời nhận xét đều làm bạn tức giận và những tiểu tiết đều khiến bạn khó chịu, bạn sẽ có một con đường chông gai hơn trong thế giới kinh doanh. Có một lý do tại sao các nhà lãnh đạo kinh doanh có khiếu hài hước và khiêm tốn, đó như là một yêu cầu, đừng quan trọng hóa vấn đề.
Điều cuối cùng. Nếu như đã có bất kì điều gì trên đây làm bạn khó chịu, đủ để bạn muốn viết một bình luận tỏ rõ sự tức giận, bạn đã có ít nhất hai hoặc ba vấn đề cần phải xử lý ngay lúc này. Tuy nhiên nếu nhìn vào khía cạnh tích cực thí ít nhất là bạn đã không thờ ơ.