VN-Index quay đầu giảm điểm
Cả 2 chỉ số chính giảm mạnh trong nửa đầu phiên sáng nay do áp lực chốt sớm của nhà đầu tư, trong đó VN-Index bị đẩy về vùng 930 điểm Tuy nhiên, ở vùng hỗ trợ này, lực cầu nhập cuộc khá tốt ở nhóm ngân hàng, giúp các chỉ số hồi phục dần.
Bước vào phiên nay, lực cầu giá cao sót lại của phiên sáng giúp VN-Index chớm có sắc xanh. Tuy nhiên, niêm vui ngắn chỉ tày gang khi lực cầu bất ngờ tỏ ra dè dặt, VN-Index kết phiên trong sắc đỏ nhạt.
Nhóm cổ phiếu lớn phân hóa, cặp đôi VHM-VIC tăng nhẹ 0,86%, lên 117.000 đồng và 111.000 đồng, cùng VCB tăng 4% lên 52.000 đồng và HPG tăng 1,54%, lên 52.800 đồng, thì GAS lại giảm sàn xuống 89.300 đồng; VNM giảm 1,84% xuống 165.500 đồng; CTG giảm 1,54%, xuống 25.650 đồng. BID, MSN và SAB đứng ở tham chiếu.
Nhóm ngân hàng ghi nhận đà tăng mạnh của VPB với 4,1%, lên 43.200 đồng, HDB với 4,71%, lên 36.700 đồng, trong khi MBB, STB, EIB và TPB đều giảm.
Phiên hôm nay cũng ghi nhận đà tăng tốt của ROS (+6,77%, lên 56.800 đồng), BVH (+1,8%, lên 84.900 đồng), SSI (+1,87%, lên 29.950 đồng), CTD (+4,07%, lên 138.000 đồng), còn lại đều giảm giá.
Trong đó, có nhiều mã giảm mạnh như NVL giảm 4,33%, xuống 50.800 đồng, FPT giảm 4,11%, xuống 45.450 đồng, VJC giảm 3,29%, xuống 147.000 đồng, PLX giảm 2,34%, xuống 58.500 đồng, VRE giảm 2,33%, xuống 42.000 đồng…
Trong các mã nhỏ, trong khi FLC, ID, ASM, HQC, SCR, QCG, OGC, HAI, HNG, FIT… đồng loạt quay đầu giảm, thì ITA, HHS vẫn duy trì được đà tăng, nhưng mức tăng rất nhẹ.
Đặc biệt, HAR và VHG hôm nay đóng cửa ở sắc tím 5.140 đồng và 1.410 đồng và còn dư mua giá trần, trong đó VHG được khớp lớn với hơn 3,39 triệu đơn vị.
TDC sau thông tin giải trình các thông tin liên quan đến dự án Mỹ Phước 4 cũng đóng cửa với mức giá trần 8.930 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 7,81 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 378,16 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 823.819 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 16,51 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 104.790 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1,17 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 30/5: VN-Index giảm 3,68 điểm (-0,39%), xuống 948,5 điểm; HNX-Index giảm 1,19 điểm (-1,05%), xuống 111,7 điểm; UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,22%), xuống 52,22 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.246 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều đã được kết nối trở lại và nỗi lo chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạm lắng và cũng đã được hấp thụ hết, thì phố Wall lại chịu tác động tiêu cực từ đà lao dốc của giá dầu khi Nga và Ả Rập Xê út có khả năng thỏa thuận để tăng sản lượng trong tháng 6 tới.
Chính đà lao dốc của giá dầu khiến Dow Jones và S&P 500 giảm điểm trong phiên cuối tuần trước. Sau phiên ngày lễ tưởng niệm đầu tuần (28/5), phố Wall giao dịch trở lại trong ngày thứ Ba đã đồng loạt giảm mạnh, trong đó Dow Jones và S&P có phiên giảm mạnh nhất trong 1 tháng.
Phố Wall lao dốc trong phiên thứ Ba do giới đầu tư lo ngại về tình tình Italia khi nợ công của nước này ngày một tăng trong khi chính trị đang gặp khủng hoảng khi ông Giuseppe Conte tuyên bố từ chối làm Thủ tướng do Tổng thống Sergio Mattarella từ chối phê chuẩn cho ông Paolo Savona năm nay 81 tuổi và là một nhân vật nổi tiếng vì quan điểm bài châu Âu làm Bộ trưởng Kinh tế.
Với việc không thành lập được chỉnh phủ, lãnh đạo hai đảng liên minh là Liên đoàn phương Bắc và Phong trào 5 sao đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Italy, đồng thời kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử sớm. Thậm chí, còn kêu gọi phế truất Tổng thống Mattarella.
Trong phiên này, nhóm cổ phiếu của các ngân hàng lớn giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ JPMorgan Chase & Co và Morgan Stanley khi lãnh đạo JPMorgan Chase cho biết, doanh thu quý II sẽ không tăng trưởng, còn Morgan Stanley cho biết hoạt động của Ngân hàng đã chậm lại kể từ tháng 3.
Kết thúc phiên 29/5, chỉ số Dow Jones giảm 391,64 điểm (-1,58%), xuống 24.361,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 31,47 điểm (-1,16%), xuống 2.689,86 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 37,26 điểm (-0,50%), xuống 7.396,59 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần qua, sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Italia gây ra những lo ngại về sự ổn định của khu vực đồng Euro.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,5% xuống 22.018,52 điểm. Topix giảm 1,5% xuống 1.736,13 điểm.
“Các vấn đề chính trị của Italia đã kích hoạt lệnh bán ồ ạt của các nhà đầu tư toàn cầu. Nhóm cổ phiếu xuất khẩu và tài chính đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất và còn có thể tiếp tục đi xuống”, Norihiro Fujito, chiến lược gia đầu tư Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết.
Nhóm cổ phiếu tài chính bao gồm bảo hiểm và ngân hàng, vốn là những nhà đầu tư trái phiếu nước ngoài đã giảm lần lượt 2,4% và 2,3% với Sompo Holdings giảm 2,6%; Dai-ichi Life Holdings giảm 2,8%; Mitsubishi UFJ giảm 3,4% và Hiroshima Bank giảm 2,9%; Hachijuni Bank giảm 3%.
Các công ty có mức độ tiếp xúc cao với khu vực đồng Euro sụt giảm mạnh với Mazda Motor Corp giảm 2,1%, Makita Corp giảm 3,8% và Nikon Corp giảm 2%.
Chứng khoán Trung Quốc có phiên mất điểm mạnh nhất trong hơn 2 tháng qua cũng do ảnh hưởng từ chính trị của Italia.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,5% xuống 3.041,44 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2,1%, xuống 3.723,37 điểm.
Phiên hôm nay đã có khoảng 200 cổ phiếu giảm về mức giá sàn (-10%) khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.
Các nhà đầu tư lo sợ rằng một cuộc bầu cử lại tại nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro - Italia có thể trở thành cuộc trưng cầu dân ý về việc xa rời Châu Âu.
Bồi thêm sự tiêu cực của thị trường là những lo ngại gia tăng về căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cho biết rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi các hành động về thuế quan và bảo hộ để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc, bất chấp vài ngày trước đó, Washington và Bắc Kinh đã công bố những giải pháp khả thi để làm nguội đi sự tranh chấp.
Nhận thấy sự yếu kém trong cổ phiếu ngân hàng của Trung Quốc, các công ty môi giới cho rằng ở mức độ nào đó đã phản ánh sự bi quan của nhà đầu tư về chất lượng tài sản của ngân hàng trong làn sóng không thể trả nổi Trái phiếu đáo hạn của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn.
Chỉ số theo dõi các ngân hàng lớn mất 2%, xuống mức thấp nhất trong 10 tháng, đánh dấu phiên giảm thứ 7 liên tiếp.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất là Cổ phiếu tăng giá lớn nhất trên chỉ số Shanghai Composite chính là Xinjiang Sayram Modern Agriculture Co Ltd tăng 10,08%, tiếp theo là BanBao Co Ltd tăng 10,01% và Great-Sun Foods Co Ltd tăng 10%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Zhejiang Zomax Transmission giảm 10,04%, Clenergy Xiamen Technology Co Ltd mất 10,03% và Xinjiang Bai Hua Cun Co Ltd giảm 10,02%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần cũng với những lo ngại về tình hình chính trị Italia và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc lại bùng lên.
Đóng cửa, Hang Seng Index giảm 1,4%, xuống 30.056,79 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,6%, xuống 11.769,16 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,6%, ngành CNTT giảm 1,54 tài chính giảm 1,52% và bất động sản giảm 1,3%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là CNOOC Ltd, tăng 0,78%, trong khi mất điểm sâu nhất là WH Group Ltd, giảm 3,11%.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Postal Savings Bank of China Co Ltd tăng 1,14%, CNOOC Ltd tăng 0,78% và ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd tăng 0,2%.
Nhóm cổ phiếu H giảm mạnh nhất có Haitong Securities Co Ltd, giảm 2,66%, Sinopharm Group Co Ltd, giảm 2,6% và GF Securities Co Ltd giảm 2,6%.
Kết thúc phiên 30/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 339,91 điểm (-1,52%), xuống 22.018,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 427,79 điểm (-1,40%), xuống 30.056,79 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 79,02 điểm (-2,53%), xuống 3.041,44 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.855 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,55 - 36,72 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.590 đồng/USD, giảm 15 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.785 - 22.855 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Báo động tình trạng POS nước ngoài trái phép tại Việt Nam
Thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố xuất hiện các cửa hàng chủ yếu phục vụ khách du lịch là người Trung Quốc và sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) của ngân hàng Trung Quốc..>> Chi tiết
- “Ngậm đắng” với sóng niêm yết
Hiệu ứng “cứ niêm yết là tăng” từng giúp nhiều nhà đầu tư thành công trong năm 2017. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hiệu ứng này dường như đã không còn "hiệu nghiệm"..>> Chi tiết
- Vùng đáy của bi quan
Quá nhiều hy vọng khi VN-Index vượt mốc 1.173 điểm, nên những ngày gần đây, khi các mã chứng khoán đồng loạt lao dốc, nhiều nhà đầu tư đã rất sốc..>>Chi tiết
- Tháng 6, chứng khoán có đổi màu?
Gần 2 tháng qua, thị trường chứng khoán hầu như chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index giảm trên 22% (tính đến ngày 28/5), không ít cổ phiếu giảm giá từ 30 - 50%. Trong tâm lý bi quan chung, kỳ vọng chứng khoán đổi sang màu xanh đang được nhen nhóm..>> Chi tiết
- Nghị trường Quốc hội: “Nóng” 3 lỗi cổ phần hóa
Định giá doanh nghiệp cổ phần hóa không chính xác, lượng cổ phần nhà nước bán ra ngoài thấp và nhiều doanh nghiệp chậm lên sàn sau cổ phần hóa là 3 hạn chế chính được mổ xẻ trên diễn đàn Quốc hội ngày 28/5/2018..>> Chi tiết
- Soros cảnh báo toàn cầu có thể khủng hoảng tài chính
Giá đôla Mỹ tăng vọt và dòng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, tỷ phú George Soros cho biết..>> Chi tiết