VN-Index trở lại đường đua, lấy lại ngưỡng 1.000 điểm
Trong phiên sáng nay, sau chút rung lắc nhẹ, VN-Index đã tiến thẳng lên mốc 1.000 điểm với sắc xanh chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử, dù dòng tiền không chảy quá mạnh.
Trong phiên chiều, đà tăng của VN-Index được nới rộng dần khi sắc xanh lan rộng, thậm chí sắc tím xuất hiện dày đặc hơn ở nhóm bluechip, kéo VN-Index vượt qua ngưỡng 1.010 điểm.
10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có GAS và SAB lần lượt 0,22% và 1,39%, xuống 92.300 đồng và 241.600 đồng, còn lại đều tăng, trong đó có nhiều mã tăng mạnh.
Cụ thể, VIC tăng 0,84% lên 120.000 đồng; VHM tăng 1,2%,lên 117.900 đồng; VNM tăng 4,04% lên 175.000 đồng; VCB tăng 4,04% lên 59.300 đồng; BID tăng 2,69% lên 30.500 đồng; CTG tăng 1,82% lên 27.950 đồng; HPG tăng 5,26% lên 60.000 đồng.
Mã ngân hàng mới niêm yết là TCB giảm kịch sàn xuống 102.400 đồng với 2,8 triệu đơn vị được khớp. Dù vậy, giá trị vốn hóa của TCB cũng vượt qua 2 ông lớn BID và CTG, đứng thứ 7 trên sàn HOSE.
Nhóm ngân hàng ghi nhận sự khởi sắc của VPB tăng trần lên 49.200 đồng với 3,89 triệu đơn vị được khớp. STB tăng trần lên 12.550 đồng với 7,42 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE.
MBB tăng 4,1%, lên 30.450 đồng với 6,75 triệu đơn vị được khớp, HDB tăng 4,37%, lên 43.000 đồng với 2,34 triệu đơn vị, TPB tăng 5,36%, lên 29.500 đồng, EIB tăng 3,11%, lên 14.900 đồng.
Hàng loạt mã bluechip khác cũng khởi sắc trong phiên chiều hôm nay như HSG, VJC, AAA, HBC, NLG, NKG, hay hàng loạt mã cổ phiếu vừa và nhỏ khác như HNG, HAR, HAI, AMD, FCM, CCL, SKG, HID, AGR, TS4… Trong đó, VJC có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, lên 170.300 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 4,18 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 4,53 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại đã bán ròng hơn 3,8 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 66,84 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 429.646 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 27,2 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/6: VN-Index tăng 20,91 điểm (+2,11%), lên 1.013,78 điểm; HNX-Index tăng 2,4 điểm (+2,07%), lên 118,14 điểm; UPCoM-Index tăng 0,8 điểm (+1,52%), lên 53,63 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.104 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên cuối tuần trước, phố Wall đã hồi phục mạnh mẽ, lấy lại hết những gì đã mất trong phiên thứ Năm nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ và dữ liệu việc làm mạnh mẽ.
Dữ liệu vừa công bố phiên cuối tuần cho thấy, trong tháng 5, nền kinh tế tạo thêm 223.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp và lương trung bình theo giờ tăng 0,3%, vượt qua mức dự báo của giới phân tích. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất 18 năm, chỉ còn 3,8%.
Ngoài ra, dữ liệu về chỉ tiêu xây dựng và sản xuất công nghiệp cũng tăng, báo hiệu tích cực cho đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý II.
Bên cạnh đó, nỗi lo về cuộc khủng hoảng chính trị tại Italia sẽ lan rộng ra khắp châu Âu cũng được giải tỏa khi Italia đã thành lập được chính phủ liên minh, chấp dứt 3 tháng khủng hoảng chính trị.
Dù hồi phục mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng Dow Jones lại không duy trì được đà tăng trong tuần khi quay đầu giảm 0,48% sau khi hồi phục 0,15% tuần trước đó.
Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq lại có tuần tăng thứ 2 liên tiếp với mức tăng lần lượt là 0,49% và 1,62%.
Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Dow Jones tăng 219,37 điểm (+0,90%), lên 24.635,21 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,35 điểm (+1,08%), lên 2.734,62 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 112,21 điểm (+1,51%), lên 7.554,33 điểm
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã phục hồi mạnh, nhờ ảnh hưởng tích cực từ Phố Wall phiên cuối tuần trước sau khi dữ liệu việc làm tháng 5 của Mỹ được công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,37% lên 22.475,94 điểm. Topix tăng 1,46% lên 1.774,69 điểm.
Các cổ phiếu nhà xuất khẩu như các công ty sản xuất ô tô đã hút người mua, do đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần so với đồng yên sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ tiếp tục ổn định.
Trong đó, Toyota Motor Corp tăng 3,9%, Honda Motor Co tăng 2,39% và Nissan Motor Co tăng 2%.
Cổ phiếu công nghệ cũng tăng điểm sau khi các công ty cùng ngành tại Mỹ đi lên với Tokyo Electron tăng 2,35%, TDK Corp tăng 4,53% và Shin-Etsu Chemical tăng 2,35%.
Các nhà phân tích cũng cho biết các nhà đầu tư đã bớt lo ngại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố việc nối lại kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6 tới với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Cổ phiếu đáng chú ý hôm nay là Nhà sản xuất trà Nhật Bản Ito En đã tăng 6,91%, sau khi dự báo lợi nhuận ròng tăng 11,5% lên mức 14 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 4/2019.
Đồng thời, cũng cho biết sẽ mua lại 220.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương đương tỷ lệ 0,25%/số cổ phiếu đang lưu hành, trị giá khoảng 1 tỷ yên.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng và bất động sản. Tuy nhiên, đà tăng đã bị hãm lại khá nhiều bởi lo ngại về nợ quốc gia vẫn ảm ảnh nhà đầu tư.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0.5% lên 3.091,19 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1% lên 3.807,58 điểm.
Báo cáo mới của Fitch Ratings cho biết, "Bắc Kinh đang thực sự có một cuộc chiến chống lại mức nợ trong nước ngày càng tăng cao, đây được cho là một rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế và sẽ có tác động đáng kể đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới nổi với sự phụ thuộc hàng hóa cao vàoTrung Quốc".
Mọi con mắt cũng đổ dồn vào thông điệp cứng rắn mới của Trung Quốc xung quanh căng thẳng thương mại với Mỹ.
Theo đó, Trung Quốc cảnh báo Mỹ rằng bất kỳ thỏa thuận nào về thương mại giữa hai nước sẽ bị vô hiệu nếu Washington áp thuế nhậpkhẩu và các biện pháp trừng phạt thương mại khác nhằm vào nước này, khi hai nước kết thúc vòng đàm phán mới nhất tại Bắc Kinh.
Trong phiên hôm nay, ngành hàng tiêu dùng và bất động sản dẫn đầu đà đi lên, lần lượt tăng 3,3% và 3,5%.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu của các nhà sản xuất phim và truyền hình tụt dốc, khi Bắc Kinh mở một cuộc điều tra trốn thuế diện rộng vào các ngành này, với chỉ số theo dõi các công ty truyền thông lớn đóng cửa ở mức thấp gần 4 năm.
Nhóm cổ phiếu liên quan đến năng lượng mặt trời cũng bị bán tháo, sai khi Bắc Kinh công bố sẽ cắt giảm trợ cấp cho ngành này.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất phiên hôm nay là Fuda Alloy Materials Co Ltd tăng 10,01%, Tianhua Qingdao of Chemical Engineering Ltd tăng 10% và Guangdong Champion Asia Electronics Co Ltd tăng 9,99%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Aurora Optoelectronics Co Ltd giảm 10,08%, Chengtun Mining Group Co Ltd giảm 10,02% và Tongwei Co Ltd giảm 10,02%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt cũng nhờ ảnh hưởng tích cực từ phố Wall phiên cuối tuần trước phục hồi mạnh.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,7%, lên 30,997.98 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,9% lên 12.249,58 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,5%, ngành CNTT tăng 2,45%, tài chính tăng 1,54% bất động sản tăng 2,43%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất trên sàn phiên hôm nay là Country Garden Holdings Co Ltd tăng 4,97%, trong khi mất điểm nhiều nhất là China Resources Power Holdings Co Ltd giảm 1,14%.
Nhóm cổ phiếu H tăng giá hàng đầu là People’s Insurance Group of China Co Ltd tăng 8,89%, China Vanke Co Ltd tăng 6,6% và China Gas Holdings Ltd tăng 5,05%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Guangdong Investment Ltd giảm 1,3%, CNOOC Ltd giảm 0,7% và Huaneng Power International Inc giảm 0,7%.
Kết thúc phiên 4/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 304,59 điểm (+1,37%), lên 22.475,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 505,57 điểm (+1,66%), lên 30.997,98 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,05 điểm (+0,52%), lên 3.091,19 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.865 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,55 - 36,72 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.571 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.785 - 22.855 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhà băng đã có cửa tăng vốn
Một áp lực lớn đối với các ngân hàng trong việc áp dụng Basel II là nhu cầu tăng vốn, đảm bảo an toàn rủi ro. Sau một thời gian dài khó có thể thực hiện việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, hiện tại, không ít nhà băng đã nhìn thấy cửa sáng..>> Chi tiết
- Tháng 6, nhiều doanh nghiệp trả cổ tức khủng
Khi thông tin về mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) của các doanh nghiệp đã dần qua đi, việc các doanh nghiệp công bố chia cổ tức, thậm chí ở mức cao, ngay trong tháng 6 này được nhìn nhận sẽ là yếu tố tích cực hỗ trợ cho giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp..>> Chi tiết
- VN-Index: Điểm cân bằng là 900 hay 1.500?
Việc VN-Index suy giảm mạnh từ đỉnh 1.200 điểm về sát mốc 915 điểm dường như đi ngược với sức tăng trưởng của nền kinh tế..>> Chi tiết
- Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm là 3,7%/năm
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 5/2018, Sở đã tổ chức 20 phiên đầu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP), số tiền huy động được 11.178 tỷ đồng, tăng 45,8% so với tháng 4..>> Chi tiết
- Giải tỏa nỗi lo trách nhiệm với các khối nợ nghìn tỷ
Câu chuyện xử lý khoản nợ nghìn tỷ của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đang là vấn đề “nóng” được đặt ra, trong bối cảnh Dự thảo Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan này đang được gấp rút hoàn thiện để sớm đưa Ủy ban vào hoạt động cuối năm nay..>> Chi tiết
- Những điều kỳ lạ tại thị trường chứng khoán 7,4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc
Tại Trung Quốc, không ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu chỉ vì cái tên cổ phiếu nghe “hấp dẫn”. Thông thường, dòng tiền sẽ đổ vào các công ty với tên có chữ “hoàng đế”, “vua”..>> Chi tiết