Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Tiền đang lảng tránh bluechip

(ĐTCK) VN-Index mất điểm; Triển khai Thông tư 13: Khó nhất vẫn là đảm bảo mức độ an toàn vốn; Vị thế mua hợp đồng tương lai tháng 8 có nguy cơ “cháy” tài khoản; Cắt giảm điều kiện kinh doanh chứng khoán, ý kiến trái chiều; Điểm sáng lợi nhuận quý II; Chứng khoán Mỹ suy giảm mạnh; Mỹ muốn giới hạn Trung Quốc đầu tư vào công ty công nghệ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm trở lại

Trong phiên sáng, ảnh hưởng từ phiên lao dốc của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường Việt Nam giảm mạnh trong nửa đầu phiên, xuống vùng 970 điểm. Tuy nhiên, sau đó, nhờ lực cầu bắt đáy đã hãm đà giảm của thị trường.

Trong phiên chiều, đà giảm của VN-Index tiếp tục được thu hẹp dần khi một số mã lớn hãm bớt đà giảm, trong khi dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm cổ phiếu nhỏ, giúp nhiều mã trong nhóm này khởi sắc.

Trong đó ITA lên mức giá trần 2.630 đồng với 5,37 triệu đơn vị được khớp. Đứng đầu về thanh khoản trên sàn HOSE là FLC và HAG với tổng khớp lần lượt là 18,37 triệu đơn vị và 10,6 triệu đơn vị.

Ngoài ra, IDI, ASM, HNG, KBC, HHS, FIT, hay các mã lớn hơn như DIG, FTM, HCD cũng tăng tốt, trong đó HCD tăng trần lên 12.550 đồng với 1,2 triệu đơn vị được khớp. Các mã IDI, ASM, HNG có tổng khớp trên 3 triệu đơn vị.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu lớn lại đồng loạt giảm giá, trong Top 10 mã lớn nhất không có mã nào có sắc xanh, còn Top 30 chỉ có BHN tăng 2,77%, lên 103.900 đồng, TPB đứng tham chiếu 27.800 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 204.040 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 5,99 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại  bán ròng 537.700 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 11,74 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 389.770 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 5,6 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 26/6: VN-Index giảm 7,50 điểm (-0,76%), xuống 983,02 điểm; HNX-Index giảm 1,07 điểm (-0,96%), xuống 110,92 điểm; UPCoM-Inex tăng 0,13 điểm (+0,24%), lên 52,15 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.283 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên hồi phục nhẹ cuối tuần trước, lực bán tháo đã diễn ra mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ kéo các chỉ số chính của phố Wall lao dốc mạnh khi nhà đầu tư lo lắng về cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Kết thúc phiên 25/6, chỉ số Dow Jones giảm 328,09 điểm (-1,33%), xuống 24.252,80 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 37,81 điểm (-1,37%), xuống 2.717,07 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 160,81 điểm (-2,09%), xuống 7.532,01 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã may mắn vươn lên trên tham chiếu trong những phút cuối sau phiên sáng giảm mạnh.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 gần như không đổi ở mức 22.342,00 điểm, sau khi giảm 1% trong phiên sáng xuống 22.104,12 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 1/6. Topix tăng 0,2% lên 1.731,07 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phục hồi với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1% và Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui 0,9%.

Các cổ phiếu vận tải, vốn chịu sức ép về nhu cầu vận chuyển hàng hoá giảm nếu chiến tranh thương mại diện rộng diễn đã nhận được lực cầu bắt đáy khi Mitsui OSK Lines tăng 2,4% và Kawasaki Kisen tăng thêm 1%.

Tuy nhiên, trong trung hạn, các nhà phân tích vẫn cho rằng các nhà đầu tư có cơ sở để lo ngại về ảnh hưởng của một cuộc chiến thương mại toàn cầu, và tập trung vào các cổ phiếu mang tính chu kỳ như ngành bán dẫn.

Trên phố Wall qua đêm, các cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết các hạn chế mua công ty Mỹ sắp tới sẽ áp dụng “cho tất cả các nước đang cố gắng ăn cắp công nghệ của chúng tôi, không chỉ riêng Trung Quốc".

Phiên hôm nay, Tokyo Electron giảm xuống gần mức thấp nhất trong 8 tháng và Advantest Corp ở quanh mức thấp nhất trong 2 tháng,

Khu vực bán lẻ phân hoá với Shimamura Co-dived giảm 16% sau khi lợi nhuận hoạt động giảm 32% trong quý đầu tiên.

Ngược lại, Takashimaya Co đã tăng 1,8% sau khi lợi nhuận hoạt động tăng 5,7%.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đi xuống khi các nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài khi căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 2.844,51 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,8% xuống 3.531,11 điểm

Nhóm cổ phiếu bất động sản và hàng không của Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu đà giảm trong bối cảnh đồng nhân dân tệ suy yếu.

Một chỉ số theo dõi các nhà phát triển bất động sản lớn trên đại lục giảm 4,4% sau khi giảm gần 5% trong phiên trước.

“Chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư đang quá bi quan và họ tiếp tục bỏ qua các tin tức tốt, Gao Ting, người đứng đầu chiến lược của Trung Quốc tại UBS Securities cho biết.

Nhóm cổ phiếu tăng cao nhất hôm nay là Shanghai Greencourt Investment Group Co Ltd tăng 10,06%, Qingdao Tianhua Institute of Chemistry Engineerin Ltd tăng 10,05% và Sichuan Zhenjing Corp Ltd tăng 10,02%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Zhongzhu Healthcare Holding Co Ltd giảm 10,08%, Nanjing Xinjiekou Department Store Co Ltd giảm 10,01% và Nanjing Kangni Mechanical & Electrical Co Ltd giảm 10%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, do tâm lý lo ngại tăng lên về một cuộc chiến tranh thương mại Trung Quốc-Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Hang Seng giảm 0,3% xuống 28.881,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,8% xuống 11.118,89 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1%, ngành CNTT giảm 0,74%, tài chính giảm 0,24% và bất động sản giảm 0,67%.

Cổ phiếu tăng điểm nhiều nhất là CLP Holdings Ltd tăng 3,3%, trong khi mất điểm mạnh nhất là Country Garden Holdings Co Ltd giảm 6,65%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất phiên hôm nay là China Telecom Corp Ltd tăng 1,69%, CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 1,51% và China Mobile Ltd tăng 1,24%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là Anhui Conch Cement Co Ltd giảm 4,45%, Air China Ltd giảm 2,8% và ZhongAn Online P&C Insurance Ltd giảm 2,5%.

Kết thúc phiên 26/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 3,85 điểm (+0,01%), lên 22.342,00 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 79,99 điểm (-0,28%), xuống 28.881,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,83 điểm (-0,52%), xuống 2.844,51 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm 40.000 đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.960 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,70 - 36,87 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.625 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.890 - 22.960 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Triển khai Thông tư 13: Khó nhất vẫn là đảm bảo mức độ an toàn vốn

Thông tư số 13/2018/TT-NHNN (Thông tư 13) đã tiệm cận các thông lệ quốc tế, tạo nên các chuẩn mực mới cao hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng, mà vẫn phù hợp với tình hình của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay..>> Chi tiết

Vị thế mua hợp đồng tương lai tháng 8 có nguy cơ “cháy” tài khoản

67 điểm là mức giảm giá của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 8/2018 khi kết thúc phiên giao dịch 25/6/2018, đóng cửa tại 901 điểm..>> Chi tiết

Điểm sáng lợi nhuận quý II

Không ít doanh nghiệp được thị trường kỳ vọng sẽ có con số lợi nhuận khả quan trong quý II và nửa đầu năm 2018, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tăng trưởng tích cực..>> Chi tiết

- Cắt giảm điều kiện kinh doanh chứng khoán, ý kiến trái chiều

Trong phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh với CTCK, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm khá nhiều điều kiện, mà theo nhìn nhận từ phía CTCK là giúp họ “dễ thở” hơn trong hoạt động..>> Chi tiết

Cân nhắc trước khi cấp phép dự án thép không gỉ

Hiện năng lực sản xuất thép không gỉ trong nước đang dư thừa, bởi vậy, việc đề xuất đầu tư dự án thép không gỉ cán nguội của nhà đầu tư Yong Jin Mental (Trung Quốc) đang khiến các nhà sản xuất quan ngại..>> Chi tiết

Mỹ muốn giới hạn Trung Quốc đầu tư vào công ty công nghệ

Các công ty có ít nhất 25% quyền sở hữu của Trung Quốc sẽ bị cấm đầu tư, mua lại các công ty công nghệ cao của Mỹ..>> Chi tiết

Tin bài liên quan