VN-Index giảm điểm
Phiên giao dịch hôm nay, dòng tiền đã có dấu hiệu chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi nhóm ngân hàng và dầu khí bị chốt lời, khiến các chỉ số giảm khá mạnh.
Đáng chú ý là sự bùng nổ của FLC sau thông tin Tập đoàn này ký thỏa thuận mua 24 máy bay Airbus 321NEO cho Hãng hàng không Bamboo Airway.
FLC đóng cửa ở mức trần 5.990 đồng với 24,37 triệu đơn vị được khớp, thay thế STB, CTG dẫn đầu về thanh khoản trên sàn HOSE.
Các mã “họ FLC” khác trên sàn nay như HAI, AMD cũng đóng cửa trong sắc tím 4.820 đồng và 5.220 đồng và còn dư mua trần rất lớn. ROS là mã có mức tăng khiêm tốn nhất trong nhóm khi đóng cửa ở mức 139.000 đồng, tăng 2,96%.
Con sóng từ “họ FLC” lan sang nhiều mã thị trường khác khiến nhiều mã tăng trần như FIT, TSC, HNG, đôi lúc có cả DLG, ITA, HHS, JVC, HVG, HQC. Tuy nhiên, về cuối phiên, chỉ còn FIT, TSC, HNG giữ được mức trần, còn lại đều đánh mất sắc tím.
Dù không thể có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp như người anh em HNG, nhưng HAG cũng tăng 3,4%, lên 6.990 đồng với 11,55 triệu đơn vị được khớp. HQC cũng được khớp lớn hơn 9 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 5,19%, lên 2.430 đồng.
Ở nhóm ngân hàng, ngoại trừ VPB có sắc xanh nhạt (+0,32%, lên 62.000 đồng), còn lại đều bị chốt mạnh và quay đầu giảm giá.
Trong đó, VCB giảm 2,25% xuống 69.600 đồng, BID giảm 0,4% xuống 37.500 đồng, CTG giảm 2,48% xuống 31.500 đồng, MBB giảm 2,94% xuống 33.000 đồng, HDB giảm 1,62% xuống 42.500 đồng, STB giảm 1,63% xuống 15.050 đồng, EIB giảm mạnh nhất khi mất 3,72% xuống 14.250 đồng.
2 cổ phiếu dầu khí lớn cũng đồng loạt giảm với GAS giảm 1,88% xuống 114.800 đồng, PLX giảm 3,81% xuống 83.300 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 5,07 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 84,49 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2,22 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 29,14 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 1,76 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 45,43 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/3: VN-Index giảm 8,03 điểm (-0,72%), xuống 1.112,26 điểm; HNX-Index giảm 1,73 điểm (-1,36%), xuống 125,6 điểm; UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (+0,93%), xuống 60,45 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 9.601 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau 3 phiên lao dốc cuối tuần trước do tác động bởi khả năng Fed đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong năm nay và sau đó là tuyên bố tăng thuế nhập khẩu thép lên 25% và nhôm lên 10% của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gây lo ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu, phố Wall đã có 2 phiên hồi phục tốt đầu tuần này khi giới đầu tư cho rằng, tuyên bố của ông Trump chỉ là chiến thuận để đàm phán với Canada và Mexico trong NAFTA.
Trong phiên thứ Ba, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng, nhưng đà tăng bị hãm lại về cuối phiên khi nhà đầu tư nhận được tín hiệu trái chiều về đề xuất của ông Trump.
Theo đó, ông Trump nhấn mạnh rằng, kế hoạch tăng thuế nhập khẩu với nhôm và thép là nghiêm túc và cho rằng, “cuộc chiến thương mại không phải là điều tồi tệ”. Trong khi đó, Chủ tịch Thương viện Mỹ Mitch McConnell lại kêu gọi phế bỏ đề xuất này.
Ngoài ra, Cố vấn kinh tế cấp cao Nhà Trắng Gary Cohn cũng đã bất ngờ tuyên bố từ chức ngày 6/3, động thái được cho là nhằm phản đối kế hoạch áp thuế nhập khẩu các sản phẩm nhôm, thép của ông Trump.
Theo các chuyên gia, thị trường không thích sự không chắc chắn, nên nhà đầu tư tỏ ra ngập ngừng trong phiên thứ Ba.
Theo các chuyên gia, nếu đề xuất của ông Trump là sự thật và được áp dụng, thì thị trường sẽ lao dốc như 2 phiên cuối tuần trước, còn nếu đề xuất này không được thực hiện, thị trường sẽ bứt tăng mạnh.
Trong đó, Dow Jones suýt chút nữa đóng cửa dưới tham chiếu khi cổ phiếu của Qualcomm và Target sụt giảm mạnh.
Kết thúc phiên 6/3, chỉ số Dow Jones tăng 9,36 điểm (+0,04%), lên 24.884,12 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,18 điểm (+0,26%), lên 2.728,12 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 41,30 (+0,56%), lên 7.372,01 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm khi thị trường chung phản ứng tiêu cực sau thông tin cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chức.
Đồng thời, lo ngại tiếp tục dâng cao do Washington sẽ tiến hành chương trình tăng thuế nhập khẩu với thep và nhôm, đẩy chỉ số ngành thép xuống thấp nhất trong 8 tháng qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,8% xuống còn 21.252,72 điểm.
Các nhà sản xuất thép đã trở thành ngành bị bán mạnh nhất với chỉ số Topix Iron & Steel giảm 2,1% xuống mức thấp nhất trong 8 tháng qua.
Khoảng 2/3 số cổ phiếu trên bảng điện tử, tuy nhiên số cổ phiếu nhỏ chỉ giảm 0,5%.
Chứng khoán Trung Quốc cũng giảm điểm, do lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại đã cận kề, nhất là khi cố vấn kinh tế của ông Donald Trump là ông Gary Cohn từ chức, ông này vốn phản đổi chính sách tăng thuế nhập khẩu với thép và nhôm.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 3.271,67 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,74% xuống 4.036,65 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,41%, tiêu dùng giảm 1,35%, bất động sản giảm 1,59%, và chăm sóc sức khỏe giảm 0,83%.
Một chỉ số theo dõi các công ty vật liệu chính cũng giảm 1,1%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là Hna Innovation Co Ltd tăng 10%, Shanghai Tianchen Co Ltd tăng 9,99% và ty TNHH Du lịch Tây Tạng tăng 9,99%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất là Công nghiệp hóa chất Chiết Giang XinAn giảm 8,32%, Dược phẩm Sơn Đông Lukang mất 6,12% và 360 Security Technology giảm 4,9%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng đảo chiều giảm với lý do tương tự trên các thị trường khác với lo ngại về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác đang đến gần.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1% xuống còn 30.196,92 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1.1% xuống 12.180,29 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,1% ngành CNTT giảm 0,97 tài chính là 1,09%, và bất động sản giảm 0,81%.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là Hengan International Group Company Ltd tăng 1,32%, trong khi giảm mạnh nhất là China Shenhua Energy Co Ltd giảm 3,92%.
Nhóm cổ phiếu H tăng giá nhiều nhất là China Merchants Bank Co Ltd tăng 2,11%, CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 1,49% và Hengan International Group Company Ltd tăng 1,32%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm lớn nhất là Air China Ltd giảm 5,9%, China Shenhua Energy Co Ltd giảm 3,9% và China Vanke Co Ltd giảm 3,3%.
Kết thúc phiên 7/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 165,04 điểm (-0,77%), xuống 21.252,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 313,81 điểm (-1,03%), xuống 30.196,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 17,97 điểm (-0,55%), xuống 3.271,67 điểm.
- Vàng SJC giảm mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.795 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 80.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,66 - 36,86 triệu đồng/lượng, giảm 60.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.453 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.720 - 22.795 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng thêm giải pháp đảm bảo an toàn cho khách gửi tiền
Mặc dù đã có những biện pháp đề phòng rủi ro liên quan đến đạo đức nhân viên, song những vụ mất tiền vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng. Và vụ việc “bốc hơi” 301 tỷ đồng tại Eximbank vừa qua càng khiến các ngân hàng mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ khách hàng..>> Chi tiết
-Cổ phiếu bất động sản: Vì sao nổi sóng?
Dòng tiền có xu thế chảy vào một số cổ phiếu bất động sản từ cuối tuần qua, đưa các cổ phiếu này tăng trần và lập đỉnh cao mới về giá..>> Chi tiết
- Giải mã khối ngoại bán ròng
Trong 11 phiên giao dịch tính đến ngày 5/3, khối nhà đầu tư nước ngoài có 10 phiên bán ròng trên HOSE. Tính riêng tuần giao dịch cuối tháng 2 và ba phiên đầu tháng 3, khối ngoại bán ròng gần 1.279 tỷ đồng..>> Chi tiết
- Chứng khoán Việt Nam không còn rẻ?
Trong báo cáo cập nhật về thị trường chứng khoán Việt Nam, Indochina Capital cho rằng, mặc dù P/E của thị trường đã chạm mức cao kỷ lục 10 năm, đạt 19,3 lần vào cuối năm 2017, nhưng vẫn thấp hơn P/E của thị trường Indonesia và Phillippines..>> Chi tiết
- Forbes: Việt Nam có thêm 2 tỷ phú
Năm nay, Việt Nam có thêm 2 tỷ phú mới, là Chủ tịch Hòa Phát - Trần Đình Long và Chủ tịch Thaco - Trần Bá Dương..>> Chi tiết
- Thử thách đầu tiên trong cuộc đua ngôi vương IPO của Hồng Kông
Các doanh nghiệp Trung Quốc lớn đang chuẩn bị tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) như Xiaomi Corp và Tencent Music Entertainment Group là đối tượng mà Sở Giao dịch và lưu ký Hồng Kông (HKEX) muốn nhắm tới để quay trở lại ngôi vương IPO năm nay..>> Chi tiết