VN-Index thêm một phiên đỏ lửa
Tâm lý thận trọng bao trùm ngay khi mở cửa phiên 17/5. Dòng tiền dè dặt khiến giao dịch diễn ra chậm, sắc đỏ lấn át. Diễn biến này khiến nhà đầu tư sốt ruột mà tiếp tục thoát hàng, đà giảm của VN-Index theo đó tăng dần về cuối phiên.
Trong phiên chiều, diễn biến có phần tiêu hơn, VN-Index nhanh chóng lùi sâu hơn. Không được sự ủng hộ của dòng tiền, cộng thêm tâm lý bi quan nên VN-Index không thể tránh được phiên lao dốc thứ 2 liên tiếp.
Trong số 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường, có tới 8 mã giảm. Còn tại nhóm VN30, cũng chỉ có 3 mã tăng điểm nhẹ.
CTG tăng 0,3% lên 29.200 đồng và khớp 4,36 triệu đơn vị. HDB tăng 0,9% lên 40.500 đồng, khớp lệnh chỉ 0,7 triệu đơn vị.
Ngược lại, các mã VPB, VCB, BID, MBB, EIB và TPB cùng giảm điểm, trong đó VPB giảm mạnh nhất khi giảm 5,2% về 45.800 đồng, khớp lệnh 5,122 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE.
VHM của Vinhomes chào sàn với giá tham chiếu là 92.100 đồng và đã tăng kịch trần lên 110.500 đồng. Sắc tím của VHM được duy trì vững đến hết phiên với lượng dư mua trần tới 2,3 triệu đơn vị.
Trong khi VHM tăng kịch biên độ thì VIC giảm mạnh 5,4% về 123.000 đồng, người anh em khác là VRE đứng giá tham chiếu 46.000 đồng.
Nhiều mã vốn hóa khác cũng giảm mạnh như VNM giảm 2,4% về 165.000 đồng; VNM giảm 2,4% về 165.000 đồng, SAB giảm 4,2% về 241.500 đồng; GAS giảm 3,1% về 116.000 đồng; MSN giảm 6,4% về 87.000 đồng...
Các mã bluechips giảm mạnh có VJC (-3,5%), SSI (-2,6%), HPG (-1,9%), BVH (-4,5%), PLX (-1,4%)...,
ROS mặc dù được thỏa thuận mạnh ở mức giá xanh, song kết phiên giảm 5% về 76.000 đồng,. Ngược lại, FLC tăng 0,2% lên 5.320 đồng, khớp lệnh 2,88 triệu đơn vị.
Ngoài FLC, khá nhiều mã thị trường khác cũng có được sắc xanh như KBC, HAG, SCR, ASM, DHM, KSH, QBS, JVC..., nhưng thanh khoản không cao.
VND sau chuỗi giảm mạnh đã có phiên tăng thứ 2 liên tiếp lên 22.900 đồng (+1,6%), khớp lệnh 1,45 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,89 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 205,84 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 484.610 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,04 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 617.770 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 7,59 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 17/5: VN-Index giảm 23,98 điểm (-2,27%), xuống 1.030,64 điểm; HNX-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%), lên 121,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,04%), xuống 55,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.109 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Bất chấp lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên mức 3,1% lần đầu tiên kể từ tháng 7/2011, phố Wall vẫn hồi phục trở lại sau phiên giảm hôm thứ Ba.
Phố Wall hồi phục trở lại trong phiên thứ Tư nhờ nhóm cổ phiếu bán lẻ và công nghệ sau khi có những đánh giá về triển vọng kinh doanh lạc quan.
Đặc biệt, nhóm cổ phiếu nhỏ tăng mạnh trong phiên thứ Tư nhờ có triển vọng kinh doanh tốt từ việc giảm thuế và nền kinh tế Mỹ tăng vững.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn còn những lo ngại khiến các chỉ số không thể tăng mạnh.
Ngoại trừ lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh lên mức cao nhất gần 7 năm, gây áp lực lên lạm phát, giới đầu tư còn lo lắng về việc Triều Tiên dọa hủy cuộc đàm phán cấp cao liên triều và cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều. Bên cạnh đó là cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ diễn ra trong tuần này.
Kết thúc phiên 16/5, chỉ số Dow Jones tăng 62,52 điểm (+0,25%), lên 24.768,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,01 điểm (+0,41%), lên 2.722,46 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 46,67 điểm (+0,63%), lên 7.398,30 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản phục hồi, khi Phố Wall tăng điểm phiên đêm qua, và nhóm phiếu công nghệ thu hút người mua do đồng Yên suy yếu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,5% lên 22.838,37 điểm. Topix tăng 0,5% lên 1.808,37 điểm.
Lãi suất Trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 3,1% vào ngày hôm qua, mức cao nhất kể từ tháng 7/2011.
Qua đó, giúp cổ phiếu các ngân hàng và công ty bảo hiểm Nhật Bản, vốn là những tổ chức đầu tư vào các sản phẩm có lãi suất cao như trái phiếu nước ngoài đã tăng điểm với Tập đoàn Mitsubishi UFJ và Tập đoàn Sumitomo Mitsui tăng lần lượt 1,2% và 1,4%, trong khi T&D Holdings tăng 2,1%.
Đồng Yên yếu đi do USD bật tăng cũng đã hỗ trợ các nhà xuất khẩu lớn như các công ty công nghệ với Advantest Corp tăng 1,6%, Kyocera Corp tăng 1,3% và Sumco tăng 2,2%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, trong bối cảnh đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ diễn ra tại Washington.
Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 3.154,28 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,7% xuống 3.864,05 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,53%, ngành tiêu dùng giảm 1,33%, bất động sản giảm 0,57%, và y tế giảm 1,2%.
Nhóm cổ phiếu tăng giá lớn nhất là China Petroleum Engineering Corp, tăng 10,11%, Suzhou Douson Drilling & Production Equipment Ltd, tăng 10,04% và Shanghai Huayi Group Corp Ltd, tăng 10,04%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Diesel Engine Co Ltd, giảm 9,99%, JDM JingDa Machine Ningbo Co Ltd, giảm 9,98% và Henan Yinge Industrial Investment Co Ltd, giảm 8,43%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm, với việc Tencent Holdings tăng vọt đã hãm lại đà rơi của chỉ số chính.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,5%, xuống 30.942,15 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,3%, xuống 12.278,43 điểm.
Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh thương mại.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,9%, ngành CNTT tăng 2,95%, tài chính giảm 1,26%, và bất động sản giảm 0,97%.
Cổ phiếu tăng điểm hàng đầu là Tencent Holdings Ltd, tăng 3,74%, trong khi thua lỗ lớn nhất là WH Group Ltd, giảm 2,15%.
Nhóm cổ phiếu H tăng giá nhiều nhất CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 2,41%, và Hengan International Group Company Ltd, tăng 1,52%.
Nhóm cổ phiếu H giảm điểm sâu nhất là Guangzhou Automobile Group Co Ltd giảm 3,42%, Air China Ltd, giảm 2,9% và Huatai Securities Co Ltd, giảm 2,4%.
Kết thúc phiên 17/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 121,14 điểm (-+0,53%), lên 22.838,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 168,05 điểm (-0,54%), xuống 30.942,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 15,28 điểm (-0,48%), xuống 3.154,28 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.805 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,46 - 36,68 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.584 đồng/USD, tăng 16 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.805 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lách trần huy động: Ngân hàng chuyển lãi suất tiền gửi qua lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng đã phát hiện các hạn chế, dấu hiệu vi phạm, sai phạm của các ngân hàng trong việc chấp hành quy định về lãi suất theo quy định như: huy động vốn thông qua việc triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà, tặng lãi suất, chuyển lãi suất tiền gửi qua lãi suất cho vay hoặc giá dịch vụ...>> Chi tiết
- Cổ phiếu ngân hàng: Vẫn tích cực, nhưng cần thận trọng
Cú sụt giảm mạnh của nhiều cổ phiếu ngân hàng vừa qua đã phát đi "hồi chuông cảnh báo" khi việc thoái vốn, bán vốn ngoại đã đi dần vào hồi kết..>> Chi tiết
- Đã có hơn 10 hồ sơ đăng ký phát hành chứng quyền
Hơn 10 hồ sơ đăng ký phát hành chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) của 7 công ty chứng khoán đã được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cấp phép phát hành..>> Chi tiết
- Điều khoản mở về tỷ lệ bỏ phiếu, coi chừng phạm luật
Tại không ít doanh nghiệp, nhất là công ty đại chúng chưa niêm yết, các điều khoản tại Luật Doanh nghiệp liên quan đến tỷ lệ bỏ phiếu, tỷ lệ so sánh về giá trị các giao dịch theo thẩm quyền của hội đồng quản trị đang được hiểu theo những cách khác nhau..>> Chi tiết
- Dự án ngành điện hẹp cửa gọi vốn
Tiêu thụ điện trong 4 tháng đầu năm có chiều hướng tăng mạnh trở lại, trong khi một số dự án điện lớn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai..>> Chi tiết
- Ai sẽ trả tiền cho lời hứa phát triển kinh tế Triều Tiên của Mỹ?
Mỹ từng để ngỏ nhiều phương án hỗ trợ Triều Tiên về kinh tế nếu Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa thực sự. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra không ít khó khăn cho Washinton trong bối cảnh hiện nay..>> Chi tiết