VN-Index tăng trở lại gần 10 điểm
Trong phiên sáng, sau khi hồi phục trên 1.026 điểm, VN-Index đã quay đầu giảm trở lại do dòng tiền tỏ ra dè dặt.
Bước vào phiên chiều, giao dịch cũng không mấy sôi động khi nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng, dòng tiền chảy vào thị trường khá dè dặt.
Tuy nhiên, nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm, nên VN-Index tăng lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa, chinh phục thành công mốc 1.030 điểm.
Top 10 mã lớn, chỉ còn SAB giảm 1,63%, xuống 235.100 đồng, cùng VHM và VNM đứng ở tham chiếu, còn lại đều có sắc xanh.
Trong đó, GAS tăng 4,77% lên 96.600 đồng, VCB với 3,28% lên 59.900 đồng, VIC tăng 2,89% lên 128.000 đồng MSN tăng 1,33%, lên 83.500 đồng. Các mã còn lại chỉ tăng 1 bước giá.
Các mã lớn và bluechip khác, ngoại trừ ROS giảm 4,32%, xuống 62.000 đồng, PLX tăng 3,4%, lên 67.000 đồng, HPG tăng 2,12%, lên 43.400 đồng, MWG tăng 2,08%, lên 122.600 đồng, còn lại cũng chỉ tăng/giảm nhẹ quanh tham chiếu.
Thanh khoản tốt nhất sàn HOSE là DXG với 4,23 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,37%, lên 33.400 đồng. MBB với 4,11 triệu đơn vị, HPG với 3,67 triệu đơn vị, HQC và SSI với 3,1 triệu đơn vị.
Top 10 mã có thanh khoản tốt nhất HOSE chỉ có duy nhất VPB đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng chỉ giảm nhẹ, còn lại đều tăng, nhưng cũng không mạnh.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ngoại trừ HQC, FLC cũng có thanh khoản tốt với 2,91 triệu đơn vi, HNG với 2,9 triệu đơn vị, KBC với 2,89 triệu đơn vị và đều đóng cửa với mức tăng nhẹ. Trong khi đó, QCG lại đóng cửa với sắc tím 9.520 đồng và khớp 1,38 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 298.380 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 52,47 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 434.650 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 7,46 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 177.788 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 2,25 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/6: VN-Index tăng 9,77 điểm (+0,96%), lên 1.030,53 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,05%), lên 116,54 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,39%), lên 53,2 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.647 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Thở phào với cuộc đàm phán Mỹ - Triều, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ hướng tới cuộc họp của Fed diễn ra trong 2 ngày thứ Ba và thứ Tư này, nên các chỉ số chính của phố Wall giằng co trong phiên thứ Ba.
Trong đó, Dow Jones đóng cửa gần như không đổi, còn S&P 500 và Nasdaq lại có được sắc xanh, nhất là Nasdaq tăng mạnh trong phiên nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Kết thúc phiên 12/6, chỉ số Dow Jones giảm 1,58 điểm (-0,01%), xuống 25.320,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,85 điểm (+0,17%), lên 2.786,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 43,87 điểm (+0,57%), lên 7.703,79 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhưng thanh khoản vẫn yếu trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi quyết định chính sách của Fed vào cuối ngày.
Đóng cửa chỉ số Nikkei 255 tăng 0,4% lên 22.966,38 điểm. Topix tăng 0,4% lên 1.800,37 điểm.
Các nhà đầu tư đã chuyển sự chú ý từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triền Tiên sang cuộc họp chính sách của Fed.
Hikaru Sato, một nhà phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities, cho biết, “Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những manh mối việc liệu Fed có muốn tăng đủ 4 lần lãi suất trong năm nay hay không. Nếu đó trở thành hiện thực, chứng khoán Mỹ có thể sẽ suy yếu, điều này sẽ gây áp lực cho chứng khoán Nhật Bản”.
Trong phiên hôm nay, nhóm các cổ phiếu xuất khẩu đã phân hoá với Toyota Motor Corp tăng 1,3%, trong khi Advantest Corp giảm 0,7% và Panasonic Corp giảm 0,5%.
Tập đoàn Toshiba đã tăng 6,7% sau khi tuyên bố sẽ mua lại khoảng 700 tỷ yên (6,33 tỷ USD) cổ phiếu quỹ.
Nintendo Co giảm 6,2% và là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn, sau khi các nhà đầu tư thất vọng bởi những màn trình diễn tại hội chợi game E3, khi không có sản phẩm nào lớn và nổi bật hơn so với các đối thủ.
Chứng khoán Trung Quốc giảm trở lại, với điểm nhấn từ ZTE Corp.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1% xuống 3.049,80 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1% xuống 3.788,34 điểm,
Hầu hết các ngành đều suy yếu, dẫn đầu đà giảm là nhóm cổ phiếu các công ty viễn thông, với chỉ số theo dõi các công ty lớn trong ngành mất 3%.
Khoảng 3 tỷ USD vốn hoá của ZTE Corp đã bốc hơi khi các công ty quản lý quỹ đã tiếp tục điều chỉnh giảm giá cổ phiếu ZTE xuống 20,04 Nhân dân tệ/cổ phiếu, tương đương -36% mức đóng cửa ngày 16/4.
Thêm vào đ, mâu thuẫn, tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng trở lại, khi Washington cho biết họ sẽ đánh thuế 50 tỷ USD một số hàng hóa Trung Quốc.
Cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Shenyang Jinbei Automotive Co Ltd tăng 10,05%, tiếp theo là BanBao Co Ltd tăng 10,02% và Sichuan Tianyi Science & Technology Co Ltd tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất là Jilin Expressway Co Ltd giảm 10,11%, Henan Rebecca Hair Products Co Ltd giảm 10,06% và Jiangxi Lianchuang Opto-electronic Science & Technology Co Ltd giảm 10,01%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng giao dịch thiéu tích cực, nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài trước khi có những kết quả tại cuộc họp của Fed.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,2% xuống 30.725,15 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,4% xuống 12.035,63 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,8%, ngành CNTT giảm 0,96%, tài chính giảm 0,97% và bất động sản giảm 1,81%.
Khoảng 1,68 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch, bằng khoảng 94,1% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 13/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 88,03 điểm (+0,38%), lên 22.966,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 377,91 điểm (-1,22%), xuống 30,725,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 30,01 điểm (-0,97%), xuống 3.049,80 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.840 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng từ 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,77 - 36,99 triệu đồng/lượng, giảm từ 80.000 đến 100.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.578 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.770 - 22.840 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thông tư 13 sẽ giúp giảm bớt các "đại án" ngân hàng
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Công ty TNHH Raffles Việt Nam trong cuộc trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán..>> Chi tiết
- Nhiều cổ phiếu lặng lẽ rơi ngược dòng
Không ít cổ phiếu có giá sụt giảm, trong khi nhiều cổ phiếu khác trong ngành có diễn biến tăng. Có trường hợp, giá cổ phiếu giảm dù doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh khả quan..>> Chi tiết
- Cận cảnh hoạt động hai quỹ ETF nội
Không sôi động và nhận được nhiều sự chú ý như các quỹ ETF ngoại, nhưng hai quỹ ETF nội là E1VFVN30 và FUESSV50 cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng khá ấn tượng trong 5 tháng đầu năm 2018..>> Chi tiết
- Gian nan giải quyết cổ phiếu “ế”
Phát hành tăng vốn là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp, nhưng không ít doanh nghiệp thất bại, loay hoay tìm cách giải quyết số cổ phiếu “ế”..>> Chi tiết
- Giá dầu tăng mạnh, nguy cơ lạm phát cao quay trở lại
Trước diễn biến leo dốc của giá dầu thế giới thời gian gần đây, nhiều cơ quan/tổ chức và chuyên gia đã cùng đưa ra cảnh báo về xu hướng tăng giá dầu sẽ có tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như khả năng kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đặt ra..>> Chi tiết
- Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009
Chuyên gia kinh tế Winarno Zain nhận định cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008 - 2009 là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất thế giới tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930..>> Chi tiết