Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Lỗi hẹn

(ĐTCK) VN-Index hụt mốc 970 điểm; Kiều hối vẫn chảy mạnh dù Fed tăng lãi suất; Dự báo những nhóm ngành sẽ “lên ngôi” năm 2018; Vị đắng cổ phần hóa: Mạnh tay chặt “vòi bạch tuộc”; Chứng khoán 2018: Sẽ sáng nhờ các thương vụ lớn; Kinh tế Việt Nam 2017 đạt thắng lợi kép, lạm phát chỉ 3,53%; Thanh khoản chứng khoán thế giới sụt giảm thời điểm cuối năm; Ông chủ Haidilao: Từ thợ hàn trở thành tỷ phú...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index rung lắc

Dòng tiền chảy mạnh và có tính lan tỏa tốt đã giúp thị trường tiếp tục khởi sắc. Trong đó, nhóm bluechip và vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò là trụ cột chính dẫn dắt thị trường.

Chính sự phụ thuộc này đã khiến thị trường gặp áp lực bán mạnh ngay trong đầu phiên chiều, và tập trung vào các mã bluechip và vốn hóa lớn, đã khiến thị trường lao mạnh, chỉ số VN-Index xuyên thủng mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, dòng bank cùng một số mã lớn đã nhanh chóng lấy lại phong độ, đã tiếp sức giúp chỉ số bật tăng trở lại dù độ rộng không còn lớn như phiên sáng.

Nhóm ngân hàng vẫn được bao phủ bởi sắc xanh, trong đó VCB tăng 2,14%, STB và MBB vẫn là 2 mã giao dịch sôi động nhất với khối lượng khớp lệnh đạt 18.18 triệu đơn vị và hơn 7 triệu đơn vị; các mã còn lại cũng có khối lượng khớp một vài triệu đơn vị.

Nhiều trụ cột cũng tăng khá tốt như VNM tăng 1%, GAS tăng 1,3%, HPG tăng 3,4%, ROS tăng 1,1% …

Trái lại, một số mã lớn quay đầu hoặc nới rộng đà giảm, là tác nhân khiến VN-Index một lần nữa “lỗi hẹn” với mốc 970 điểm như VIC giảm 1,03%, SAB giảm 1,87%, BHN giảm 1,6%, MSN giảm 0,66%, VRE giảm 1,1%, VJC giảm 0,3%..

Ở nhóm bất động sản, nhiều mã vừa và nhỏ cũng đã chịu áp lực điều chỉnh và quay đầu giảm như HQC, OGC, ITA, SCR…

Trong khi đó, FLC cũng chỉ còn nhích nhẹ 0,14% khớp lệnh  14,21 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản sau STB.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 6,44 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 282,11 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 947.972 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 12,07 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 507.791 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 33,32 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 27/12: VN-Index tăng 2,53 điểm (+0,26%), lên 968,46 điểm; HNX-Index tăng 1,52 điểm (+1,33%), lên 115,58 điểm; UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,32%), xuống 54,2 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.402 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau kỳ nghỉ lễ, phố Wall mở cửa trở lại trong phiên thứ Ba, tuy nhiên cả 3 chỉ số chính vẫn tiếp tục giảm điểm, trong đó Nasdaq giảm mạnh nhất khi cổ phiếu Apple và các nhà cung cấp phụ kiện giảm sau báo cáo về nhu cầu iPhone X không nóng như dự báo.

Cổ phiếu Apple mất 2,5% sau báo cáo này, đồng thời ghi nhận phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ ngày 10/8/2017.

Cổ phiếu của các công ty cung cấp linh kiện cho Apple như Broadcom, Skyworks Solutions, Finisar và Lumentum Holdings, đồng loạt suy yếu. Chỉ số theo dõi ngành sản xuất bán dẫn đã giảm 0,97%.

Tuy nhiên, đà suy yếu của thị trường đã được hãm lại nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu vọt hơn 2%. Chỉ số năng lượng thuộc S&P 500 tăng 0,82%. Trong đó, cổ phiếu Chevron tiến 0,8%, còn EOG Resources tăng 2,1%.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của các công ty bán lẻ như Kohl’s, JC Penney và Macy’s đều khởi sắc sau khi một báo cáo cho biết doanh số bán lẻ trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm nay tăng mạnh nhất kể từ năm 2011. Chỉ số bán lẻ thuộc S&P 500 tiến 0,63%.

Kết thúc phiên 26/12, chỉ số Dow Jones giảm 7,85 điểm (-0,03%), xuống 24.746,21 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,84 điểm (-0,11%), xuống 2.680,50 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 23,71 điểm (-0,34%), xuống 6.936,25 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã tăng nhẹ trở lại, nhờ vào các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ khi giá dầu thô bật tăng.

Chốt phiên, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,08% lên 22.911,21 điểm.

Việc giá dầu đạt mức cao trong 2,5 năm qua, đã kéo cổ phiếu của Inpex Corp, nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên, tăng thêm 2,3%, Công ty khoan ngoài khơi Japan Drilling Co tăng 2,1% và Japan Petroleum Exploration Co tăng 3,3%, Nhà máy lọc dầu Idemitsu Kosan Co tăng 2,6%.

Công ty đóng tàu Kawasaki Heavy Industries đã tăng 7,9% sau khi tuyên bố lỗ 13 tỷ yên (114,75 triệu USD) từ việc chấm dứt hợp đồng với một công ty Nauy. Thông báo này đã được chào đón tích cực vì dự án xây dựng ngoài khơi đã khiến gánh nặng chi phí cho công ty giảm bớt.

Các cổ phiếu có liên quan tới Cryptocurrency tăng lên sau khi đồng bitcoin phục hồi mạnh.

Nhà cung cấp dịch vụ Internet GMO Internet Inc tham gia "đào" bitcoin tăng 3,1%. Remixpoint Inc, nhà điều hành dịch vụ đăng ký tiền tệ ảo, đã tăng 5%.

Thanh khoản thị trường đang chậm lại trong thời điểm cuối năm, chỉ với 981 triệu cổ phiếu được giao dịch so với mức trung bình hàng ngày là 1,62 tỷ cổ phiếu 30 ngày gần nhất.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm mạnh nhất trong 2 tuần, trong bối cảnh có các dấu hiệu co thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại và tình trạng thanh khoản giảm thời điểm cuối năm.

Theo một báo cáo mới nhất, lợi nhuận của các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 7 tháng vào tháng 11.

Cùng với đó là kết quả khảo sát của CBB Trung Quốc cũng cho thấy sự tăng trưởng chậm lại của tiền lương và các hợp đồng lao động mới trong ngành này.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng chuẩn Thượng Hải đã tăng lên 4,93%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,93% xuốnh 3.275,40 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 1,54%.

Chỉ số theo dõi ngành tài chính giảm 1,86%, tiêu dùng giảm 2,28%, bất động sản giảm 0,34% và chăm sóc sức khỏe giảm 1,94%.

3 cổ phiếu tăng mạnh nhất gồm Yangzhou Yaxing Motor Co Ltd tăng 10,04%, Shenyang Jinbei Automotive Co Ltd tăng 10,02% và Baotailong New Materials Co Ltd tăng 10%.

3 cổ phiếu giảm mạnh nhất là Shanghai AJ Group Co Ltd giảm 9,33%, Hainan HNA Infrastructure Investment Group Co Ltd mất 8,56% và Sanan Optoelectronics Co Ltd giảm 6,48%.

Chứng khoán Hồng Kông hầu như không đổi trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Giáng Sinh.

Đóng cửa, chỉ số Hang Seng tăng 0,07% lên 29.597,66 điểm. Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,3% xuống 11.617,55 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng  tăng 1,2%, ngành công nghệ thông tin giảm 1,06%, tài chính giảm 0,02% và bất động sản tăng 1,11%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất thị trường là Country Garden Holdings tăng 5,67%, trong khi cổ phiếu mất điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co, giảm 4,67%.

3 cổ phiếu tăng điểm nhiều nhất trong nhóm cổ phiếu H là Byd Co Ltd tăng 5,81%, CRRC Corp Ltd tăng 2,91% và China Vanke Co Ltd tăng 2,17%.

3 cổ phiếu nhóm H tạo gánh nặng là Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của Trung Quốc Ltd giảm 2,41%, CGN Power Co Ltd giảm 2,3% và Tập đoàn Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc giảm 1,8%. 

Kết thúc phiên 27/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 15,82 điểm (+0,08%), lên 22.911,21 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 19,65 điểm (+0,07%), lên 29.597,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 30,34 điểm (-0,92%), xuống 3.275,78 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng chiều bán ra đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,33 - 36,60 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.419 đồng/USD, giảm 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Kiều hối vẫn chảy mạnh dù Fed tăng lãi suất

Với hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua các năm gần đây không ngừng tăng trưởng mạnh, bất chấp sức hút từ việc Fed nhiều lần tăng lãi suất trong năm 2017 và tiếp tục gắn chặt với lộ trình thắt chặt tiền tệ trong năm tới..>> Chi tiết

Dự báo những nhóm ngành sẽ “lên ngôi” năm 2018

Ngân hàng đang được nhiều công ty chứng khoán dự báo là ngành có triển vọng đầu tư nhất trong năm 2018. Nhiều nhóm ngành khác cũng được đưa vào danh sách các ngành đáng đầu tư..>> Chi tiết

Vị đắng cổ phần hóa: Mạnh tay chặt “vòi bạch tuộc”

Khi nói về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng, chỗ nào lượm được cái gì thì người ta cố lượm. Nghe vậy có đau xót không?”, ông Trương Minh Hoàng, Đại biểu Quốc hội Cà Mau đặt vấn đề..>> Chi tiết

Chứng khoán 2018: Sẽ sáng nhờ các thương vụ lớn

Nhận định đó của bà Nguyễn Bỉnh Thanh Giao, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) được đưa ra trên cơ sở phân tích nhiều yếu tố hỗ trợ, trong đó có việc hàng loạt doanh nghiệp quy mô lớn IPO và lên niêm yết..>> Chi tiết

Kinh tế Việt Nam 2017 đạt thắng lợi kép, lạm phát chỉ 3,53%

Cùng với mức tăng trưởng GDP rất ngoạn mục, thì kinh tế Việt Nam năm 2017 đã đạt thắng lợi kép, khi kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát chỉ ở mức 3,53%..>> Chi tiết

Ông chủ Haidilao: Từ thợ hàn trở thành tỷ phú

Zhang Yong, đồng sáng lập và là Chủ tịch của Haidilao, một trong những chuỗi nhà hàng lẩu thành công nhất của Trung Quốc, đang ôm tham vọng mở rộng chuỗi nhà hàng của mình ra phạm vi toàn thế giới.

Ít ai biết rằng, năm 19 tuổi, Zhang từng là một thợ hàn với mức lương 93 Nhân dân tệ/tháng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan