Tâm lý nhà đầu tư hứng khởi trở lại, VN-Index phục hồi mạnh
Trong phiên sáng, sau khi chịu dư âm của phiên lao dốc trước đó, VN-Index bị đẩy xuống dướng mốc 1.080 điểm trong nửa đầu phiên. Tại ngưỡng hỗ trợ này, lực cầu bắt đáy hoạt động tốt đã kéo VN-Index đóng cửa trong sắc xanh.
Trong phiên chiều, lực cầu tiếp tục gia tăng, trong khi lực cung giá thấp đã có dấu hiệu cạn kiệt giúp VN-Index nơi rộng đà tăng và vọt. Biên độ dao động trong phiên phiên hôm nay là hơn 41 điểm.
Ngoại trừ VNM, VJC, hàng loạt mã lớn khác đã đảo chiều tăng mạnh. VIC tăng 1,74%, lên 123.000 đồng; GAS tăng 3,63%, lên 134.000 đồng; SAB tăng 4,62%, lên 222.000 đồng; MSN tăng 3,44%, lên 96.200 đồng; VRE tăng 2,56%, lên 48.000 đồng; PLX tăng 3,89%, lên 69.400 đồng…
Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt phục hồi như VCB tăng 4,92%, lên 64.000 đồng; BID tăng 3,82%, lên 39.450 đồng; CTG tăng 6,01%, lên 33.500 đồng; VPB tăng 0,66%, lên 61.200 đồng; MBB tăng 2,98%, lên 32.850 đồng; HDB tăng 1,83%, lên 50.100 đồng; STB tăng 3%, lên 15.450 đồng; EIB tăng 1,89%, lên 16.200 đồng và tân binh TPB tăng 0,15%, lên 32.500 đồng.
Các cổ phiếu nhỏ cũng hút mạnh dòng tiền, trong đó ASM tăng 6,16%, lên 14.650 đồng. IDI tăng 4,45%, lên 15.250 đồng với 5,92 triệu đơn vị. DIG thậm chí đóng cửa với mức trần 23.200 đồng.
Trong khi đó, FLC lại đi ngược thị trường khi giảm 0,52%, xuống 5.750 đồng. QCG tiếp tục giảm sàn xuống 10.850 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 1,47 triệu, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là bán ròng 315,4 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 246.237 đơn bị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là bán ròng 1,48 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 586.445 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 22,93 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/4: VN-Index tăng 25,23 điểm (+2,3%), lên 1.119,86 điểm; HNX-Index tăng 1,4 điểm (+1,07%), lên 132,46 điểm; UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (+0,77%), lên 58,25 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 10.494 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau khi trái chiều trong phiên thứ Tư, phố Wall đã đồng loạt chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Năm khi hãng thuốc lá khổng lồ Philip Morris, cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 của S&P 500 công bố kết quả kinh doanh kém khả quan hơn dự báo, kéo nhiều cổ phiếu cùng ngành và liên quan lao dốc.
Nhóm cổ phiếu ngành tiêu dùng cũng giảm theo, rrong đó, cổ phiếu của Philip Morris giảm tới 15,6% và cổ phiếu của công ty mẹ Altria giảm 6%. Cổ phiếu P&G giảm 3,3% khi chi phí vận chuyển tăng làm giảm biên lợi nhuận.
Bên cạnh đó, cảnh báo về nhu cầu smartphone sẽ thấp trong năm nay cũng khiến nhóm cổ phiếu công nghệ giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới phố Wall.
Kết thúc phiên 19/4, chỉ số Dow Jones giảm 83,18 điểm (-0,34%), xuống 24.664,89 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,51 điểm (-0,57%), xuống 2.693,13 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 57,18 điểm (-0,78%), xuống 7.238,06 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ 6 do lo ngại nhu cầu Smartphone sụt giảm.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm hơn 0,1% xuống 22.162,24 điểm. Chỉ số này tăng 1,8% trong tuần, và là tuần thứ 4 liên tiếp tăng.
Các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn và linh kiện điện tử suy giảm sau khi công ty gia công bán chip bán dẫn dẫn lớn nhất thế giới - TSMC của Đài Loan, đã điều chỉnh giảm mục tiêu doanh thu cả năm do nhu cầu Smartphone đi xuống.
Electron giảm 2,1%, Advantest Corp giảm 2,2%, Murata Manufacturing giảm 2,%, TDK Corp giảm 1,4% và Alps Electric giảm 1,8%.
Nhóm cổ phiếu tài chính tăng với Bảo hiểm Dai-ichi Life tăng 2,0% và Sumitomo Mitsui tăng 0,7%.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc, trong bối cảnh lo ngại kéo dài bởi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đóng cửa, Shanghai Composite Index giảm 1,5% xuống 3.071,54 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 1,3% xuống còn 3.760,85 điểm.
Trong tuần, CSI300 giảm 2,9%, SSEC giảm 2,8%, cả hai đều ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 3.
ZTE Corp của Trung Quốc cho biết lệnh cấm buôn bán linh kiện do Mỹ áp đạt là không công bằng và đe dọa sự sống còn của họ. Cổ phiếu của ZTE vẫn bị ngừng giao dịch ở cả Hồng Kông và Thượng Hải.
Bộ Ngân khố Mỹ đang xem xét hạn chế các khoản đầu tư nhạy cảm của Trung Quốc vào Mỹ, bằng cách kêu gọi xây dựng một đạo luật về quyền hạn khẩn cấp và đưa ra một số cải cách xem xét thắt chặt đối với các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp Mỹ.
Hầu hết các cổ phiếu sụt giảm, dẫn đầu bởi các công ty môi giới chứng khoán do báo cáo lợi nhuận năm 2017 sụt giảm.
Các hãng hàng không cũng bị bán mạnh, dẫn đầu là việc mất 5% của China Southern Airlines, khi giá dầu tăng cao làm tăng áp lực lên chi phí nhiên liệu.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Shanghai Zhongyida Co Ltd tăng 10,09%, tiếp theo là L & K Engineering Suzhou Co Ltd tăng 10% và Shenzhen Huiding Technology Co Ltd tăng 10%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất là Suzhou Secote Precision Electronic giảm 10,01%, Quảng cáo & Truyền thông Thượng Hải LongYun giảm 9,99% và RoadMainT Co Ltd giảm 9,99%.
Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm, khi cổ phiếu năng lượng giảm từ mức cao kỷ lục trong 2 tháng của phiên giao dịch trước đó.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,9% xuống 30.418,33 điểm. Chỉ số China Enterprises giảm1,5% xuống 12.054,23 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,2%, ngành CNTT giảm 1,72%, tài chính giảm 0,62%, và bất động sản giảm 1,03%.
Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Want Want China Holdings Ltd tăng 3,38%, trong khi mất điểm nhiều nhất là của AAC Technologies Holdings Inc giảm 7,03%.
Nhóm cổ phiếu H tăng giá cao nhất có China Gas Holdings Ltd tăng 3,45%, Guangdong Investment Ltd, tăng 1,63% và China Mobile Ltd tăng 0,41%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất Air China Ltd giảm 3,93%, Xi măng An Huy Conch Co Ltd giảm 3,4% và Hengan International Group Company Ltd giảm 3,3%. *
Kết thúc phiên 20/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 28,94 điểm (-0,13%), xuống 22.162,24 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 290,11 điểm (-0,94%), xuống 30.418,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 45,83 điểm (-1,47%), xuống 3.071,54 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.810 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm từ 60.000 đến 80.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,80 - 37,00 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.498 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.740 - 22.810 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- “2018 tiếp tục là năm rất tốt đối với ngành ngân hàng“
Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng mới lên sàn đều được thị trường đón nhận nồng nhiệt, giá cổ phiếu tăng mạnh như VIB tăng 121,6%, VPB tăng 64,4%, LPB tăng 35,1%..>> Chi tiết
- Nhịp điều chỉnh có thể kéo dài
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán có diễn biến giảm và dự báo có thể tiếp diễn, ông Ngô Quốc Hưng, chuyên viên nghiên cứu cao cấp, bộ phận chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, việc bảo toàn lợi nhuận và quản trị rủi ro danh mục quan trọng hơn là việc tìm cơ hội đầu tư..>> Chi tiết
- Điểm mờ cổ phiếu thoái vốn
hị trường đang chờ đợi những đợt thoái vốn nhà nước lớn, tạo cơ hội đầu tư cũng như tạo “sóng” cho cổ phiếu trên sàn. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của các cổ phiếu thoái vốn đến đâu?..>> Chi tiết
- Cổ phiếu “vua” chắt lọc cơ hội
Kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường chứng khoán thuận lợi... là điều kiện tốt để các ngân hàng đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán, đồng thời tạo nguồn hàng mới cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thành công chỉ đến với nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội..>> Chi tiết
- Bổ sung một số ngành nghề ưu đãi cho 3 đặc khu
Trong dự thảo Luật trình Quốc hội, tại ba đặc khu đều xác định xây dựng, kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino là dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển, cần thu hút đầu tư..>> Chi tiết
- IMF: Nợ toàn cầu đang quá cao, các nền kinh tế dễ bị tổn thương
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, tất cả các nền kinh tế đang dễ bị tổn thương do nợ đã tăng lên mức 225% GDP, vượt xa kỷ lục trước vào năm 2009..>> Chi tiết