VN-Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Dư âm từ phiên tăng trước đó giúp VN-Index mở cửa phiên sáng trong sắc xanh. Tuy nhiên, chỉ số nhanh chóng gặp thử thách khi áp lực điều chỉnh gia tăng bởi VN-Index đang tiệm cận mốc cản tâm lý 950 điểm.
Dù vậy, nhờ dòng tiền hoạt động tích cực nên VN-Index vẫn tăng điểm khi chốt phiên sáng.
Trong phiên chiều, trong bối cảnh nhóm bluechips phân hóa rõ nét khi nhóm tiêu dùng, xăng dầu hay vật liệu xây dựng tăng tốt, còn nhóm ngân hàng, bất động sản đã bị bán mạnh, dòng tiền tiếp tục là điểm tựa giúp VN-Index có phiên tăng thứ 6 liên tục.
Phiên này ghi nhận sự tích cực của nhóm cổ phiếu tiêu dùng, xăng dầu hay vật liệu xây dựng với các mã đầu ngành như VNM, MSN, VJC, GAS, PLX, MWG, HSG, BVH... đều tăng.
VJC tăng 4,1% lên 140.000 đồng; GAS tăng 1,4% lên 84.200 đồng; MSN tăng 4,1% lên 79.100 đồng...
HSG tăng trần lên 11.550 đồng (6,9%) khớp lệnh 3,78 triệu đơn vị, trong khi chưa có thông tin nào đáng kể hỗ trợ.
Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng đã bị bán mạnh với VCB giảm 1,2% về 56.800 đồng; CTG giảm 2% về 24.400 đồng; BID giảm 1,3% về 25.800 đồng; MBB giảm 2,1% về 22.600 đồng, VPB giảm 1,2% về 29.700 đồng, STB giảm 1,8% về 11.000 đồng; HDB, TCB và TPB có mức giảm dưới 1%.
Các mã trụ khác như SAB, VHM, VIC, VRE, FPT... cũng đều không tăng, trong đó VIC và VRE rất nỗ lực mới về được tham chiếu.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ khá chiếm ưu thế với hàng loạt mã như HAG, GTN, FLC, SCR, KBC, HQC, HAI, QCG... Trong đó, HAG giảm 1,1% về 6.260 đồng, khớp lệnh 21,44 triệu đơn vị.
GTN giảm sàn về 9.160 đồng (-6,9%), khớp lệnh đột biến 12,24 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào đầu tháng 10/2014.
Ngược lại, HNG tăng trần lên 14.400 đồng khớp lệnh 4,48 triệu đơn vị. LDG cũng lên mức trần 13.350 đồng và khớp 1,88 triệu đơn vị. Đây là phiên tăng thứ 5 liên tục của LDG, trong đó có 3 phiên trần.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 3,9 triệu đơn vị, nhưng giá trị là bán ròng 51,03 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 2,27 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 37,44 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 24.800 đơn vị, giá trị mua ròng gần 0,27 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/7: VN-Index tăng 1,58% (+0,17%), lên 943,97 điểm; HNX-Index giảm 1,34 điểm (-1,26%), xuống 105,58 điểm; UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (+0,85%), lên 50,59 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.440 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Bỏ qua các thông tin khác như nỗi lo chiến tranh thương mại, căng thẳng chính trị, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán đang dồn sự chú ý vào kết quả kinh doanh quý II/2018 của các doanh nghiệp niêm yết.
Trong phiên thứ Tư, với kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp vừa công bố tiếp tục khả quan, báo hiệu một mùa công bố kết quả kinh doanh tích cực, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng.
Trong đó, Dow Jones có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp, còn S&P 500 dù tăng khiêm tốn, nhưng cũng lên mức cao nhất 5 năm.
Trong khi đó, sau khi giảm mạnh đầu phiên do ảnh hưởng từ đà giảm mạnh của cổ phiếu Alphabet (công ty mẹ của Google) khi cơ quan chống độc quyền của EU nhắm đến đại gia công nghệ của Mỹ, Nasdaq đã hồi trở lại và giao dịch lình xình quanh mức tham chiếu trong phần lớn thời gian còn lại và đóng cửa gần như không đổi.
Sau một số ngân hàng và bán lẻ, đến lượt ngành vận tại tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh tích cực của công ty đường sắt CSX Corp và hãng hàng không United Continental.
Mặc dù vẫn còn sớm, vì mùa báo cáo kết quả kinh doanh vừa bắt đầu, nhưng ước tính cho mùa công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tốt khi có thêm nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận của các công ty trong S&P 500 dự kiến tăng 21,4% trong quý II, cao hơn mức tăng ước tính 20,7% mà giới phân tích đưa ra vào ngày 1/7.
Trong số 48 công ty trong chỉ số S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh, có 87,5% có lợi nhuận cao hơn kỳ vọng của giới phân tích.
Tuy nhiên, thị trường không thể bật tăng mạnh khi dữ liệu vừa công bố cho thấy, thị trường nhà ở tiếp tục là một điểm yếu của kinh tế Mỹ.
Theo đó, thị trường nhà ở lần đầu giảm 12,3% trong tháng 6 xuống mức thấp nhất trong 9 tháng do các nhà xây dựng phải vật lộn với giá gỗ tăng, tình trạng thiếu đất và thiếu lao động dai dẳng.
Kết thúc phiên 18/7, chỉ số Dow Jones tăng 79,40 điểm (+0,32%), lên 25.199,29 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,07 điểm (+0,22%), lên 2.815,62 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,67 điểm (-0,01%), xuống 7.854,44 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản mất điểm trong những phút cuối phiên do áp lực chốt lời gia tăng, qua đó chấm dứt 4 phiên tăng liên tiếp.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm nhẹ 0,13% xuống 22.764,68 điểm. Topix giảm chưa đến 0,1% xuống 1.749,59 điểm.
Các cổ phiếu sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi trẻ em đang giảm mạnh gần đây do các nhà đầu tư dài hạn như quỹ hưu trí đang tìm cách chốt lời, trong khi mua trở lại các cổ phiếu máy móc, vốn giảm mạnh trước đó do sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc.
Theo đó, Shiseido Co giảm 4,8%, Fancl Corp giảm 9,3%, Kose Corp giảm 7,1%, Pigeon Corp giảm 5.2%.
Các cổ phiếu máy móc hồi phục trở lại với Makino Milling Machine tăng 2,6%, Okuma và Yaskawa Electric tăng 2,4%.
Cổ phiếu dầu khí vọt lên sau có báo cáo rằng các nhà phân phối của Nhật Bản đang chuẩn bị ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran để phù hợp với lệnh cấm vận của Mỹ, điều này có thể khiến giá xăng dầu tăng và nhóm cổ phiếu được hưởng lợi là Idemitsu Kosan tăng 3,1%, Showa Shell tăng 3,8%l, Cosmo Energy tăng 4%, và Inpex tăng 3,3%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các cổ phiếu hàng không bị kéo lùi bởi đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm so với đồng USD, sau khi có tin Bắc Kinh có kế hoạch đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 2,772,55 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,1%, xuống 3.428,34 điểm.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có kế hoạch đưa ra các ưu đãi mới để gia tăng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại, qua đó, mở rộng các khoản cho vay và đầu tư vào trái phiếu do các hợp tác xã và các tổ chức khác phát hành.
Guo Shuqing, Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc và Ủy ban điều tiết bảo hiểm (CBIRC) yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cung cấp vốn vay cho các công ty tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi để ổn định tăng trưởng kinh tế.
Các hãng hàng không, bao gồm China Southern, China Eastern và Air China, giảm mạnh do đồng Nhân dân tệ yếu khiến cho các khoản nợ vay bằng USD trở nên đắt đỏ hơn.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Weifang Yaxing Chemical Co Ltd tăng 10,1%; Jiangsu Yulong Steel Pipe Co Ltd tăng 10,03% và Hangzhou TianMuShan Pharmaceutical Enterprise Co Ltd tăng 10,02%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm sâu nhất có Henan Oriental Silver Star Investment Co Ltd giảm 10,01%; Ningxia Xinri Hengli Steel Wire Rope Co giảm 9,94% và Jiangsu New Energy Development Co Ltd giảm 9,76%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm cũng do đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá đã kìm hãm lực mua của giới đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Hang Seng giảm 0,4% xuống 28.010,86 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,5% xuống 10.523,24 điểm.
Cổ phiếu của các hãng hàng không được niêm yết ở Hồng Kông bao gồm Air China, China Eastern Airlines và China Southern Airlines đã giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại rằng một đồng Nhân dân tệ yếu hơn có thể làm cho các khoản vay nợ bằng USD trở nên đắt đỏ hơn.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,5%, ngành CNTT giảm 0,71%, tài chính giảm 0,21% và bất động sản giảm 0,54%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là China Life Insurance Co Ltd tăng 1,02%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Want Want China Holdings Ltd giảm 3,78%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm New China Life Insurance Co Ltdtăng 4,14%, Huaneng Power International Inc tăng 3,35% và Anhui Conch Cement Co Ltd tăng 1,29%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có Air China Ltd, giảm 4,86%, Postal Savings Bank of China Co Ltd, giảm 2,8% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd giảm 2,7%.
Kết thúc phiên 19/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 29,51 điểm (-0,13%), xuống 22.764,68 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 106,56 điểm (-0,38%), xuống 28.010,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,71 điểm (-0,53%), xuống 2.772,55 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.085 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,53 - 36,73 triệu đồng/lượng, giảm 80.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.662 đồng/USD, tăng 13 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.015 - 23.085 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- “Đo” áp lực lãi suất bằng thanh khoản
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 210.000 tỷ đồng ra thị trường trong 6 tháng đầu năm. Nhờ đó, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối dồi dào, phần nào giảm bớt áp lực tăng lãi suất..>> Chi tiết
- Những doanh nghiệp “ghi điểm” lợi nhuận nửa đầu năm 2018
Trong bối cảnh các chỉ tiêu vĩ mô 6 tháng đầu năm 2018 khả quan, nhiều doanh nghiệp niêm yết, nhất là các doanh nghiệp lớn, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, với ước tính doanh thu, lợi nhuận đạt mức tăng trưởng cao..>> Chi tiết
- “Nâng ký quỹ phái sinh lên 13% là phù hợp”
Ông Nguyễn Việt Đức, Phó phòng Phát triển sản phẩm - Khối Dịch vụ Chứng khoán, CTCK MBS cho rằng, mức ký quỹ 13% trên TTCK phái sinh Việt Nam có cao hơn một số TTCK quốc tế, nhưng là phù hợp trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay..>> Chi tiết
- Minh bạch để nhà đầu tư tin tưởng hơn vào tương lai TTCK
Những nỗ lực ở tầm vĩ mô và những bước tiến ở các doanh nghiệp tiến tới sự minh bạch sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn vào tương lai TTCK và nền kinh tế..>> Chi tiết
- Làm gì để kiểm soát lạm phát dưới 4%?
Một trong những thách thức không nhỏ của nền kinh tế hiện nay là làm sao kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%, như quyết nghị của Quốc hội..>> Chi tiết
- Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh thúc đẩy FTA với nước khác
Theo South China Morning Post, theo một cựu quan chức cấp cao chính phủ và giới phân tích công nghiệp, tranh chấp thương mại “ăn miếng trả miếng” với Mỹ trao cho Bắc Kinh cơ hội lý tưởng để thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các nước khác..>> Chi tiết