VN-Index tăng phiên thứ 7 liên tiếp
Trong phiên sáng, áp lực chốt lời diễn ra tại nhiều cổ phiếu lớn, trong khi nhóm bất động sản nhanh chóng hạ nhiệt khiến VN-Index giằng co quanh tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch.
Nhưng về cuối phiên, với sự hỗ trợ của BID, VPB, MSN, ROS, VN-Index đã lấy lại đà tăng.
Trong phiên chiều, sau hơn 30 phút lình xình, VN-Index đã nới rộng đà tăng, chinh phục mức 1.166 điểm với sự khởi sắc của SCR, DHG trước khi bị đẩy lùi trở lại.
Khi bước vào đợt ATC, nỗi lo lại đến với nhà đầu tư khi lực cung gia tăng mạnh tại một số mã lớn, đặc biệt là ở VNM, GAS, hay NVL, HPG, HDB khiến VN-Index trượt dốc.
Tưởng chừng chỉ số sẽ xuyên thủng tham chiếu, thì bất ngờ lại dừng lại ngay sát điểm xuất phát với sắc xanh nhạt nhờ đà tăng vững của MSN, MWG, ROS, DHG.
Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ có 3 mã tăng là BID tăng 1,92%, lên 42.500 đồng, MSN tăng 6,57%, lên 100.500 đồng và SAB tăng 0,44%, lên 226.000 đồng, còn lại đều giảm giá.
VNM giảm 1,42%, xuống 209.000 đồng, GAS giảm 1,95% xuống 126.000 đồng, VIC giảm 0,19%, xuống 104.200 đồng, VCB giảm 0,4%, xuống 74.000 đồng, CTG giảm 0,83%, xuống 36.000 đồng, VRE giảm 0,38%, xuống 52.800 đồng, PLX giảm 0,93%, xuống 85.500 đồng.
Sự phân hóa diễn ra khá rõ nét ở ngay trong từng nhóm cổ phiếu. Trong nhóm ngân hàng, ngoài VCB và CTG, có sắc đỏ còn có STB giảm 0,3%, xuống 16.000. EIB giảm 1,36%, xuống 14.500 đồng. HDB giảm 2,65%, xuống 44.000 đồng.
Ở chiều ngược lại, ngoài BID, còn có MBB tăng 1,39%, lên 36.400 đồng, VPB tăng 3,15%, lên 65.400 đồng.
Nhóm bất động sản cũng tương tự, trong khi VIC, VRE, FLC, KBC, HQC, QCG, HDG, HDC, EVG, chìm trong sắc đỏ, HAR, TLD đóng cửa ở mức sàn, thì ROS và đặc biệt là SCR lại khởi sắc khi cùng đóng cửa ở mức trần.
Cũng duy trì đà tăng trần còn có NVT lên 5.780 đồng. Một số cổ phiếu bất động sản khác tăng giá như LDG, PDR, VRC, TDH, TDC, LGL…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 15,93 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 324,05 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 554.987 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1,83 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 2,55 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 52,1 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/3: VN-Index tăng 0,17 điểm (+0,01%), lên 1.159,39 điểm; HNX-Index tăng 1,18 điểm (+0,88%), lên 135,28 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,06%), xuống 61,08 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.085 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, cổ phiếu Facebook giảm 6,8% khi Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg phải đối mặt với những lời kêu gọi từ cả hai nhà lập pháp Mỹ và châu Âu để giải thích cách thức một công ty tư vấn làm việc cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã tiếp cận được dữ liệu trên 50 triệu người sử dụng Facebook.
Mức giảm trong ngày thứ Hai là mức giảm tồi tệ nhất của cổ phiếu Facebook kể từ tháng 3/2014.
Sự sụt giảm của cổ phiếu Facebook đã lây lan sang các cổ phiếu công nghệ khác như Apple giảm 1,53%, Alphabet (công ty mẹ của Google) giảm 3% và Microsoft giảm 1,8%.
Đà giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ khiến các chỉ số chính của phố Wall có phiên lao dốc, trong đó S&P 500 và Nasdaq giảm có phiên giảm tồi tệ nhất kể từ 8/2.
Các nhà đầu tư cũng thận trọng trước cuộc họp của Fed sẽ diễn ra vào ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này với dự báo rằng, cơ quan này sẽ lãi suất trong cuộc họp này.
Kết thúc phiên 19/3, chỉ số Dow Jones giảm 335,6 điểm (-1,35%), xuống 24.610,91 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 39,09 điểm (-1,42%), xuống 2.712,92 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 137,74 (-1,84%), xuống 7.344,24 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục có thêm một phiên giảm sau ảnh hưởng tiêu cực từ phố Wall đêm qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,5% xuống 21.380,97 điểm. Trong khi Topix lại tăng 0,2% lên 1.716,29 điểm.
Phiên hôm nay, thanh khoản thị trường suy giãm rõ rệt khi nhiều nhà đầu tư đã đã chọn đứng ngoài thị trường trước kỳ nghỉ lễ tại Nhật Bản sắp đến và cuộc họp Fed kéo dài hai ngày, và dự kiến cơ quan này sẽ tăng lãi suất đồng USD.
Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn sụt giảm, với Tokyo Electron mất 1,2% và nhà sản xuất thiết bị điện Yaskawa Electric Corp giảm 2,6%.
Các cổ phiếu dược phẩm cũng bị bán với Takeda giảm 1,2% và Eisai Co giảm 1,9%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng, dẫn đầu là các cổ phiếu y tế, và Bắc Kinh cam kết vẫn mở cửa thị trường thêm nữa khi nói về các cuộc chiến tranh thương mại.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,3% lên mức 3.290,64 điểm. Trong khi chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,08% lên 4.077,70 điểm.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mở cửa rộng hơn nữa nền kinh tế, và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty trong nước và nước ngoài vẫn sẽ được chú trọng.
Các cam kết quen thuộc của Bắc Kinh vốn không quá bất ngờ, khi họ thường xuyên làm điều này mỗi khi có sự kiện ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là gần đây, khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu thép và nhôm.
Chỉ số theo dõi các cổ phiếu y tế lớn đã tăng lên mức cao kỷ lục, 10% trong năm nay, khi giới đầu tư và các nhà phân tích tin rằng ngành y tế sẽ được hưởng lợi từ cải cách của Bắc Kinh và nâng cấp đầu tư trong ngành này.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất phiên hôm nay là Guodian Namjing Automation Co Ltd tăng 10,1%, Trùng Khánh Iron & Steel Co Ltd tăng 10,04% và Guizhou Yibai Pharmaceutical Co Ltd tăng 10,03%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất có Cultural Investment Holdings Co Ltd giảm 8,27%, Tonghua Wine Co Ltd giảm 6,56% và Xining Special Steel Co Ltd giảm 6,49%.
Chứng khoán Hồng Kông ít biến động giữa những lo ngại ông Donald Trump có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại bổ sung đối với Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số Hang Seng tăng 0,1% lên 31.549,93 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 12.597,42 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,6%, ngành CNTT tăng 1,05%, tài chính giảm 0,28%, và bất động sản giảm 0,26%.
Cổ phiếu tăng điểm hàng đầu hôm nay là Sunny Optical Technology Group Co Ltd, tăng 8,7%, trong khi mất điểm nhiều nhất là New World Development Co mất 1,54%.
Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất là CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 11,39%, China Gas Holdings Ltd tăng 8,89% và Shenzhou International Group Holdings Ltd tăng 1,68%.
Ba cổ phiếu nhóm H giảm điểm nhiều nhất là Tập đoàn Bảo hiểm Trung Quốc Thái Bình Dương, giảm 2,57%, China Vanke Co Ltd, giảm 2,2%, và New China Life Insurance Co Ltd, giảm 2,2%.
Kết thúc phiên 20/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 99,93 điểm (-0,47%), xuống 21.380,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 36,17 điểm (+0,11%), lên 31.549,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 11,39 điểm (+0,35%), lên 3.290,64 điểm.
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.795 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,51 - 36,71 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.450 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.725 - 22.795 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- VAMC: Gian nan xử lý 140.000 tỷ đồng nợ xấu
Năm 2018, VAMC đặt kế hoạch xử lý được tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua, chiếm hơn 45% tổng dư nợ gốc nội bảng (307.932 tỷ đồng)..>> Chi tiết
- Đằng sau sự thăng hoa của cổ phiếu bất động sản
Kết quả kinh doanh nổi bật, cùng kỳ vọng tiềm năng tăng trưởng ngành được xem là yếu tố thúc đẩy nhóm cổ phiếu bất động sản tăng mạnh thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đằng sau sự lạc quan của các nhà đầu tư vẫn cần có nhiều điều cần lưu ý..>> Chi tiết
- Vốn ngoại quan tâm đến doanh nghiệp có tính minh bạch cao
Các nhà đầu tư đặc biệt dành sự quan tâm tới các doanh nghiệp tư nhân sắp niêm yết có mức độ minh bạch cao và có quy trình thực hiện dựng sổ tốt..>> Chi tiết
- Giao dịch repo trái phiếu sẽ nhanh và tiết kiệm hơn
Với khoảng 800.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đang nắm giữ, các ngân hàng thương mại ngày càng có nhu cầu lớn trong giao dịch mua - bán lại (repo) trái phiếu, nhưng giao dịch này tốn thời gian lẫn chi phí..>> Chi tiết
- Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần giải quyết 2 nút thắt
Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, trong năm 2017, thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được tăng lên, nhưng 4 chỉ số quan trọng nhất là đăng ký sở hữu-sử dụng tài sản, phá sản doanh nghiệp, giải quyết phá sản doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh vẫn chưa thể cải thiện, thậm chí có chỉ số còn bị tụt hạng..>> Chi tiết
- Nợ của Mỹ vượt mốc 21.000 tỷ USD
Lần đầu tiên trong lịch, nợ quốc gia của Mỹ đã vượt mốc 21.000 tỷ USD..>> Chi tiết