Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chuyển hướng

(ĐTCK) VN-Index lấy lại mốc 990 điểm; Tín dụng bất động sản: Mối lo chưa nguôi; Vốn ngoại đảo chiều: Chưa hiện hữu; Dự báo sớm những cổ phiếu được margin từ quý III; Cẩn trọng bẫy “nâng khống tài sản“; Chứng khoán Châu Á chìm trong sắc đỏ; Tình trạng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tệ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giữ đà tăng

Ngay khi mở cửa, VN-Index đã tăng vọt lên gần mốc 1.000 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền tỏ ra dè dặt với nhóm cổ phiếu lớn khiến đà tăng của thị trường nhanh chóng giảm nhiệt.

Trong phiên chiều, dòng tiền tiếp tục tìm vận may với nhóm cổ phiếu nhỏ và siêu nhỏ, trong khi tỏ ra dè dặt với nhóm cổ phiếu lớn và bluechip khiến VN-Index chỉ lình xình và đóng cửa trên 990 điểm.

Do dòng tiền hướng đến nhóm cổ phiếu nhỏ, nên khối lượng giao dịch nay tăng khá so với phiên cuối tuần trước, nhưng giá trị lại sụt giảm.

Nhóm cổ phiếu nhỏ giao dịch sôi động. Trong đó, FLC khớp đạt 11,58 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HOSE, tăng 5%, lên 5.250 đồng.

HQC với 5,83 triệu đơn vị, tăng 4,52% lên 2.080 đồng; HAG có thanh khoản tốt thứ 3 sàn HOSE với 5,1 triệu đơn vị được khớp, tăng 2,98% lên 4.840 đồng. “Người anh em” HNG có 4,6 triệu đơn vị, tăng 4,35% lên 9.600 đồng.

Nhóm bluechip chỉ có VPB khớp trên 5 triệu đơn vị, nhưng giảm 1,06% xuống 32.550 đồng, dù có lúc đã đảo chiều tăng giá.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có SAB giảm nhẹ 0,31%, xuống 225.300 đồng, còn lại đều tăng nhưng không mạnh. VIC, VHM, VNM, VCB, TCB chỉ tăng trên dưới 1%.

Các mã tăng tích cực hơn là CTG tăng 1,74%, lên 26.350 đồng với 3,97 triệu đơn vị, BID tăng 2,55%< lên 28.200 đồng với 1,94 triệu đơn vị và MSN tăng 2,47%, lên 83.000 đồng.

ROS vẫn giữ được mức trần 46.250 đồng khi không còn lực bán, MWG tăng tốt 3,42%, lên 120.900 đơn vị, trong khi BHN giảm 4,53%, xuống 101.100 đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 2,21 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 63,79 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 519.871 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 12,82 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 175.445 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 10,74 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/6: VN-Index tăng 7,35 điểm (+0,75%), lên 990,52 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,01 điểm (+0,01%), lên 111,99 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,41%), lên 52,02 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.255 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên giảm mạnh trước đó, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần khi giá dầu thô tăng vọt sau khi OPEC chỉ quyết định tăng sản lượng khiêm tốn trong cuộc họp vừa diễn ra tại Áo.

Dù vậy, đà tăng vẫn còn khiêm tốn, thậm chí Nasdaq tiếp tục giảm do nỗi lo sợ về chiến tranh thương mại vẫn còn với nhà đầu tư.

Dù hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall vẫn không tránh khỏi tuần giảm điểm, thậm chí còn có tuần giảm mạnh nhất trong 3 tháng do lo ngại về cuộc chiến thương mại.

Cụ thể, trong tuần, Dow Jones có tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mất 2,03%, trong khi S&P 500 và Nasdaq chấm dứt cuỗi 4 tuần tăng liên tiếp khi đảo chiều giảm lần lượt 0,89% và 0,69%.

Kết thúc phiên 22/6, chỉ số Dow Jones tăng 119,19 điểm (+0,49%), lên 24.580,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,12 điểm (+0,19%), lên 2.754,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,14 điểm (-0,26%), xuống 7.692,82 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm khi giới đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu lớn và cổ phiếu phòng thủ, trong khi ngành khai khoáng đi ngược thị trường, sau khi giá dầu tăng vào ngày cuối tuần trước.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,8% xuống 22.338,15 điểm. Topix giảm 1% xuống 1.728,27 điểm.

Hikaru Sato, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities cho biết: “Đồng Yên tăng giá so với đồng USD đang khiến giới đầu tư lo ngại, tuy nhiên việc các cổ phiếu bị bán ra chủ yếu phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu phòng thủ đã khiến tác động đối với cổ phiếu xuất khẩu bị hạn chế khá nhiều.

Theo đó, Fast Retailing giảm 1% và SoftBank giảm 2,4%. Các cổ phiếu phòng thủ như đường sắt suy yếu, với East Japan Railway giảm 2,9% và West Japan Railway giảm 1,4%.

Sharp Corp giảm 5,1% sau khi công ty cho biết sẽ phát hành 78,4 triệu cổ phiếu thông qua đợt chào bán công khai.

Nhóm cổ phiếu năng lượng đi lên với Inpex Corp tăng 1,8% sau khi giá dầu hôm thứ sáu tăng, do OPEC đồng ý tăng sản lượng dầu từ tháng tới.

Chứng khoán Trung Quốc mất điểm, do nước này đã chính thức giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đối phó với khả năng chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang. Bên cạnh đó, đồng Nhân dân tệ suy yếu đẩy cổ phiếu bất động sản và hàng không đi xuống.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,1% xuống 2.859,34 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,3% xuống 3.560,48 điểm.

Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc dập tắt bất kỳ sự cản trở tăng trưởng kinh tế nào do tranh chấp thương mại với Mỹ đang ngày một căng thẳng với quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) tại một số ngân hàng lớn.

Trong phiên hôm nay, cổ phiếu bất động sản và hàng không dẫn đầu mức sụt giảm trong bối cảnh đồng nhân dân tệ đi xuống.

Theo đó, nhóm cổ phiếu bất động sản giảm 4,9%, cổ phiếu hàng không cũng lao dốc với Air China và China Eastern Airlines giảm tối đa 10%.

Cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Shandong Daye Co Ltd tăng 10,03%, BanBao Co Ltd, tăng 10,02%, và Wuxi Acryl Technology Co Ltd tăng 10,01%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là NINGBO BIRD Co Ltd giảm 10,12%, Guangzhou Yuetai Group mất 10,08 %, và Air China Ltd giảm 10,03%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua sau khi Mỹ có thể không cho phép các công ty cổ phần công nghệ Trung Quốc mua các công ty của Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,3% xuống 28.961,39 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,2% xuống 11.208,90 điểm.

Hội đồng An ninh quốc gia và Bộ Thương mại Mỹ đang soạn thảo quy định mới, cấm các công ty có ít nhất 25% sở hữu của Trung Quốc mua lại những công ty thuộc lĩnh vực “công nghệ công nghiệp quan trọng” của Mỹ.

Thông tin này khiến chỉ số theo dõi ngành công nghệ thông tin giảm 2%.

Các ngành quan trọng khác như năng lượng tăng 0,4%, tài chính giảm 1,17% và bất động sản giảm 2,09%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là CNOOC Ltd tăng 2,43%, trong khi sụt giảm mạnh nhất Country Garden Holdings Co Ltd mất 5,75%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất phiên hôm nay gồm CNOOC Ltd tăng 2,43%, China Telecom Corp Ltd tăng 1,14% và PetroChina Co Ltd tăng 0,35%.

Nhóm cổ phiếu mất điểm mạnh nhất gồm Air China Ltd giảm 6,81%, New China Life Insurance Co Ltd giảm 4,5% và China Gas Holdings Ltd giảm 4,4%.

Kết thúc phiên 25/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 178,68 điểm (-0,79%), xuống 22.338,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 377,31 điểm (-1,29%), xuống 28.961,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 30,42 điểm (-1,05%), xuống 2.589,34 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm 40.000 đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.920 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng naygiảm 10.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,75 - 36,94 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.615 đồng/USD, giảm 5so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.850 - 22.920 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tín dụng bất động sản: Mối lo chưa nguôi

Việc thị trường nhà đất giao dịch sôi động đang khiến dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản ngày một mạnh hơn. Tuy chưa có dấu hiệu "bong bóng" và bản thân các ngân hàng cũng đã thận trọng hơn trong việc cho vay lĩnh vực này..>> Chi tiết

Vốn ngoại đảo chiều: Chưa hiện hữu

Theo các chuyên gia chứng khoán, tác động của việc USD mạnh lên khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đến dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam là không đáng ngại..>> Chi tiết

Dự báo sớm những cổ phiếu được margin từ quý III

Đến hẹn lại lên, định kỳ vào tháng đầu mỗi quý, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HOSE) sẽ rà soát và bổ sung những cổ phiếu vào danh mục được phép ký quỹ..>> Chi tiết

- Cẩn trọng bẫy “nâng khống tài sản“

Việc tạo nên lợi thế thương mại trong một thương vụ mua bán tài sản là điều bình thường, tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp đang lợi dụng hạng mục này để đẩy lỗ và nợ vào tài sản..>> Chi tiết

Doanh nghiệp nhỏ vẫn khó lớn

Số doanh nghiệp thành lập mới gia tăng mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm nay, song số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể cũng tăng khá cao..>> Chi tiết

Tình trạng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tệ

Tình trạng không trả được nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng lan rộng, hiện đã chạm tới các khoản nợ trái phiếu bằng ngoại tệ, chủ yếu thuộc về các chủ nợ là nhà đầu tư nước ngoài..>> Chi tiết

Tin bài liên quan