Trong phiên sáng, sau khi giằng co trong phần lớn thời gian, VN-Index đã đảo chiều thành công vào cuối phiên với hàng loạt mã cổ phiếu nhỏ tăng trần.
Bước vào phiên giao dịch chiều, theo lực kéo của nhóm VN30 VN-Index nới rộng đà tăng ngay đầu phiên, leo lên ngưỡng 1.070 điểm.
Tuy nhiên, ở ngưỡng điểm này, lực cung gia tăng tại các mã lớn, trong khi lực cầu thận trọng khiến nhiều mã quay đầu giảm trở lại, kéo VN-Index đảo chiều theo.
trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất, GAS và VJC có mức tăng tốt 4,37% lên 107.500 đồng và 3,85%, lên 194.200 đồng, HPG đứng ở tham chiếu 57.000 đồng, còn lại đều giảm.
Cụ thể, VIC giảm nhẹ 0,81%, xuống 122.900 đồng, VNM giảm 0,05%, xuống 185.000 đồng, VCB giảm 2,46%, xuống 59.500 đồng, SAB giảm 0,38%, xuống 234.000 đồng, BID giảm 1,41%, xuống 35.000 đồng, CTG giảm 1,32%, xuống 30.000 đồng, MSN giảm 2,06%, xuống 95.000 đồng.
Rộng hơn, trong Top 30 mã vốn hoá lớn, chỉ có thêm 6 mã nữa có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị, còn lại có thanh khoản không cao. Trong nhóm nay, đa số cũng đóng cửa với sắc đỏ, chỉ có ROS, MWG, KDH, DHG, VCI tăng giá, trong đó ngoại trừ KDH tăng 4,75%, còn lại chỉ có sắc xanh nhạt.
Nhóm cổ phiếu thép, ngoài HPG đứng tham chiếu, đáng chú ý có HSG và POM tăng lên mức trần 15.150 đồng và lên 17.150 đồng với. Ngoài ra, NKG cũng thiếu may mắn khi đóng cửa hụt mất mức giá trần 1 bước giá.
Trong nhóm bluechip khác có DXG, PVD, DPM, FRT cũng có mức tăng tốt. Trong khi đó, VND đóng cửa ở mức sàn 25.400 đồng với 3,39 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn
Nhóm cổ phiếu nhỏ hôm nay lại khá hút dòng tiền khi có 3 mã đứng đầu về thanh khoản là ASM (5,45 triệu đơn vị), IDI (4,34 triệu đơn vị) và HHS (4,27 triệu đơn vị).
Trong đó, ASM và HHS giảm lần lượt 1,75%, xuống 14.000 đồng và 3,11%, xuống 4.670 đồng, còn IDI tăng nhẹ 0,36%, lên 13.900 đồng.
Ngoài ra, có một số mã tăng trần hôm nay như HAI, QCG, FCN, KSA, SMA, UDC, SRF…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 5,7 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 247,54 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 2,56 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 57,03 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng chỉ 27.256 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 6,27 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/5: VN-Index giảm 3,48 điểm (-0,33%), xuống 1.056,97 điểm. HNX-Index giảm 1,47 điểm (-1,17%), xuống 123,86 điểm; UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,4%), xuống 56,6 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.051 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau 2 phiên tăng mạnh liên tiếp, phố Wall đã hạ nhiệt trở lại trong phiên thứ Ba dù kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp được công bố, cùng với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu năng lượng.
Phố Wall đóng cửa gần như không đổi trong phiên thứ Ba khi giới đầu tư thận trọng trước tuyên bố của ông Trump về việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông.
Cổ phiếu năng lượng sau khi giảm mạnh trong phiên do sự điều chỉnh của giá dầu đã hồi phục lấy lại đà tăng khi chốt phiên sau tuyên bố của ông Trump, góp phần giúp các chỉ số chính của phố Wall tiến về sát mốc tham chiếu.
Kết thúc phiên 8/5, chỉ số Dow Jones tăng 2,89 điểm (+0,01%), lên 24.360,21 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,71 điểm (-0,03%), xuống 2.671,92 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,69 điểm (+0,02%), lên 7.266,90 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm khi giới đầu tư nhận thấy căng thẳng toàn cầu sẽ bùng phát sau khi Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,4% xuống 22.408,88 điểm. Topix giảm 0,4% xuống 1.772,91 điểm.
Phiên hôm nay điểm nhấn là cổ phiếu Toyota Motor Corp tăng 3,8% sau khi báo cáo kết quả kinh doanh năm tài chính vừa qua với lợi nhuận hoạt động 2.400 tỷ yên (21,9 tỷ USD), vượt qua2 đối thủ lớn là Volkswagen AG và Daimler AG trong năm thứ năm liên tiếp.
Trong năm tài chính mới, Toyota dự báo lợi nhuận hoạt động giảm còn 2.300 tỷ yên, do giả định đồng yên sẽ mạnh lên so với đồng USD, nhưng con số này vẫn cao hơn dự báo của thị trường.
Bên cạnh đó, Toyota cũng cho biết sẽ mua lại 55 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương tỷ lệ 1,85% với trị giá 300 tỷ yên.
Công ty Dược phẩm Takeda giảm 2,4% sau ngày hôm qua công bố đã đồng ý mua Shire (giá trị thương vụ hơn 62 tỷ USD).
Ngành dược phẩm giảm 2,8% và là diễn biến ngành tồi tệ nhất trên bảng điện tử với Otsuka Holdings giảm 5,5%, Daiichi Sankyo giảm 3,8% và Eisai Co giảm 1,5%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ do đà đi xuống của nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,1% xuống 3.159,15 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,2% xuống 3.871,62 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,35%, ngành tiêu dùng giảm 0,41%, bất động sản giảm 0,95% và y tế tăng 0,26%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất phiên hôm nay là Zhejiang Sunriver Culture Co Ltd tăng 10,08%, Jiangsu Jiangnan Water Co Ltd tăng 10,06% và Qingdao Copton Technology Co Ltd tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất là Aurora Optoelectronics Co Ltd giảm 10,02%, Shang Hai Laimu Electronics Co Ltd giảm 5,89% và Zhejiang ChiMin Pharmaceutical Co Ltd giảm 5,86%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu năng lượng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu, và đẩy giá dầu lên cao.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,4% lên 30.536,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,3% lên 12.185,44 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 2,3%, ngành CNTT tăng 0,9%, tài chính tăng 0,25%, và bất động sản tăng 0,7%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là PetroChina Co Ltd tăng 4,39%, trong khi sụt giảm mạnh nhất là China Resources Power Holdings Co Ltd giảm 2,23%.
Nhóm cổ phiếu H tăng giá nhiều nhất có PetroChina Co Ltd tăng 4,39%, CNOOC Ltd tăng 2,27% và China Petroleum & Chemical Corp tăng 2,2%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm sâu nhất là Air China Ltd giảm 3,45%, Great Wall Motor Co Ltd giảm 2% và GF Securities Co Ltd giảm 1,3%.
Kết thúc phiên 9/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 99,81 điểm (-0,44%), xuống 22.408,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 133,33 điểm (+0,44%), lên 30.536,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,35 điểm (-0,07%), xuống 3.159,15 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.805 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,54 - 36,74 triệu đồng/lượng, giảm đúng 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.568 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.805 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngành ngân hàng nỗ lực giữ nhịp tăng trưởng
Năm 2017, công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), mà trọng tâm là xử lý nợ xấu, đã đạt được những thành công nhất định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế..>> Chi tiết
- Dòng tiền tìm cửa trở lại đường đua
Sự bứt phá mạnh trở lại của nhóm blue-chips đã giúp chứng khoán phiên đầu tuần 7/5 hồi phục, giải tỏa bớt áp lực của nhà đầu tư sau một thời gian dài chứng khoán giảm mạnh. Nhưng, đây đã là thời điểm phù hợp để đầu tư trở lại đường đua?..>> Chi tiết
- Lợi nhuận quý I của Top 10 CTCK tăng trưởng 128%
Quý I/2018, thị trường chứng khoán diễn biến tích cực đã giúp doanh thu và lợi nhuận trong kỳ của nhiều công ty chứng khoán tăng trưởng mạnh. Không ít công ty đã và đang lên kế hoạch gọi vốn “khủng” nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tiếp tục bứt phá..>> Chi tiết
- Cổ phiếu gốc “ngoại” trên sàn chứng khoán Việt giờ ra sao?
Theo thống kê trên các sàn giao dịch, hiện có chưa đầy 10 cổ phiếu của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang niêm yết trên sàn..>> Chi tiết
- Tổ công tác của Thủ tướng: Nhiều kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp
Tổ công tác của Thủ tướng đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc rất cụ thể với doanh nghiệp, như gỡ bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 49% cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng hạn chế...>> Chi tiết
- Nước Mỹ “sốt ruột” trước cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Việc Mỹ “nhanh nhẹn” cử phái đoàn thương mại do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu sang Trung Quốc để tiến hành đàm phán trước thời điểm áp thuế đối với hàng hóa Đại lục không hẳn là động thái tích cực để tìm tiếng nói chung giữa 2 quốc gia. Thực tế, đây có thể là sự “sốt ruột” của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình..>> Chi tiết