VN-Index tiếp tục lao dốc
Trong phiên sáng, áp lực chốt lời từ sớm và liên tục được đưa vào trước lực mua yếu ớt đã khiến VN-Index mất hơn 26 điểm khi kết phiên.
Sự hoảng loạn tiếp tục được thể hiện bởi ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán ồ ạt được tung vào thị trường, kéo VN-Index tiếp tục lao dốc.
Dần về cuối phiên, cầu bắt đáy hoạt động mạnh hơn, qua đó giúp đà giảm của VN-Index hạn chế đáng kể. Cùng với đó, thanh khoản ghi nhận sự cải thiện mạnh.
Nhờ cầu bắt đáy hoạt động tốt, nhiều mã vốn hóa lớn đã thu hẹp đáng kể đà giảm, từ đó giảm bớt gánh nặng cho VN-Index. TCB chỉ còn giảm 5% về 95.000 đồng, VIC chỉ còn giảm 0,3% về 123.000 đồng, VCB lùi về tham chiếu 56.500 đồng.
Trong khi đó, một số mã lớn khác như VNM, VHM, MSN... vẫn giảm mạnh.
Tại nhóm VN30, HPG khớp lệnh 13,16 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường, song mức giảm vẫn mạnh với 4,6% xuống 38.350 đồng. SSI, STB, MBB có thanh khoản thấp hơn, từ 5-8 triệu đơn vị và cũng đều giảm điểm, song mức giảm đã giảm bớt, từ 1-2%.
ROS do thanh khoản không cao, chỉ hơn 0,6 triệu đơn vị nên vẫn đo sàn ở mức 51.200 đồng. Một loạt mã bluechipkhác đã thoát giảm sàn như PNJ, VND, NVL, BVH, HCM, GMD... nhờ thanh khoản cải thiện.
Mặc dù đà giảm đã giảm đáng kể, song vẫn có hàng chục mã giảm sàn, trong đó có nhiều mã đáng chú ý như HBC, DXG, DWG, LDG, VCI, FIT, FCM, HTT, JVC...,
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 4,8 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 119,5 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 758.210 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 11,7 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 1,22 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,48 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/6: VN-Index giảm 25,18 điểm (-2,55%), xuống 962,16 điểm; HNX-Index giảm 2,47 điểm (-2,18%), xuống 110,58 điểm; UpCoM-Index giảm 0,88 điểm (-2,67%), xuống 51,68 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.157 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục khiến phố Wall giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Sau khi Trung Quốc có động thái đáp trả việc Mỹ đánh thuế trị giá 50 tỷ USD, trong đó gói áp dụng ban đầu từ 30-40 tỷ USD, Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp mức thuế trị giá 200 tỷ USD với hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đà giảm của phố Wall cũng được hãm bớt phần nào nhờ sự trở lại của nhóm cổ phiếu năng lượng, trong khi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ giúp Nasdaq thoát hiểm phút cuối.
Kết thúc phiên 18/6, chỉ số Dow Jones giảm 103,01 điểm (-0,41%), xuống 24.987,47 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,91 điểm (-0,21%), xuống 2.773,75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,65 điểm (+0,01%), lên 7.747,02 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng, và có phiên mất điểm sâu nhất trong 3 tháng, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang thêm 1 bước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,8% xuống 22.278,48 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 1/6. Topix giảm 1,6% xuống 1.743,92 điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp đặt mức thuế 10% trị giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, sau khi Trung Quốc thông báo đáp trả tương tự về kế hoạch áp thuế 50 tỷ USD trước đó của Mỹ đã khiến các thị trường chứng khoán Châu Á chao đảo, trong đó có Nhật Bản.
Phiên hôm nay, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu các nghành được cho là bị ảnh hưởng lớn khi thương mại toàn cầu thêm căng thẳng với Shin-Etsu Chemical giảm 3,7%, Komatsu giảm 2,5%.
Một điểm sáng hiếm hoi là Mercari Inc đóng cửa phiên đầu tiên ở mức 5.300 yên/cổ phiếu, cao hơn 77% so với mức giá khi IPO 3.000 yên, nhờ sự hấp dẫn hiếm hoi đối với một startup công nghệ.
“Trong khi các cổ phiếu lớn đang bị xa lánh bởi cuộc chiến thương tranh thương mại, thì trọng tâm của nhà đầu tư có thể chuyển sang các cổ phiếu startup, ”Masayuki Doshida, nhà phân tích thị trường của Rakuten Securities cho biết.
Chứng khoán Trung Quốc giảm gần 4%, xuống mức thấp nhất trong 2 năm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe doạ áp thuế mới vào hàng hoá Trung Quốc.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 3,8% xuống 2.907,82 điểm, chỉ số này thời điểm gần cuối phiên còn giảm hơn 5%. Chỉ số CSI300 blue chip giảm 3,6% xuống 3.621,12 điểm.
Cổ phiếu công nghệ ChiNext đã giảm gần 6% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015.
Những ảm ảnh về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong mùa hè năm 2015 hiện về, khi 1.000 mã đã giảm tối đa 10% do các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ có biện pháp “định tính” và “định lượng” và “chống lại vững chắc” các biện pháp đánh thêm thuế bổ sung của Mỹ đối với hàng hoá nước mình.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Donald Trump đe dọa áp đặt mức thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc để đáp trả cho quyết định của Trung Quốc tăng thuế lên 50 tỷ USD hàng hoá của Mỹ.
Chứng khoán Hồng Kông cũng theo sau các thị trường Châu Á lớn khác sụt giảm mạnh, đóng cửa ở mức thấp nhất trong hơn 4 tháng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,8% xuống 29.468,15 điểm, thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2018.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 3,2% xuống 11.492,77 điểm, mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là Haitong Securities Co Ltd giảm 6,45%, China Galaxy Securities Co Ltd giảm 5,6% và Tập đoàn Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc giảm 5,5%.
Khoảng 3,67 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch, bằng 207,4% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 19/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 401,85 điểm (-1,77%), xuống 22.278,48 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 841,24 điểm (-2,78%), xuống 29.468,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 114,08 điểm (-3,78%), xuống 2.907,82 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.880 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 60.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,76 - 36,96 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.602 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.810 - 22.880 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Sẽ mạnh tay với sở hữu chéo
Dự kiến, sau ngày 30/6/2019, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan không tuân thủ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng sẽ bị xử lý nghiêm..>> Chi tiết
- Nhiều sếp doanh nghiệp có thù lao tiền tỷ
Mức lương thưởng của hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát (BKS) tại các doanh nghiệp thường được tính toán dựa trên kết quả hoạt động trong năm..>> Chi tiết
- “Bão” công nghệ 4.0 làm tăng thách thức trên thị trường tài chính
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều giá trị nhưng ý kiến từ các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, bên cạnh những cơ hội phát triển mới, thị trường tài chính Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, chưa rõ đường ra..>> Chi tiết
- Forbes: Người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản gần 142 tỷ USD
Theo danh sách tỷ phú thế giới mới nhất vừa được Forbes công bố, ông Jeff Bezos, CEO Amazon là tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản ròng ước tính lên tới 141,9 tỷ USD..>> Chi tiết
- Kinh tế tăng trưởng ấn tượng và lạm phát thấp: Cơ hội để đẩy mạnh cải cách
Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng cao chính là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách..>> Chi tiết
- Trump dọa đánh thêm thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc
Nhà Trắng vừa thông báo nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện tuyên bố trả đũa, Mỹ sẽ áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa nữa từ nước này..>> Chi tiết