VN-Index bật mạnh trở lại
Sau phiên giảm điểm ngày 7/3, thị trường bước vào phiên 8/3 với tâm lý thận trọng, diễn biến giao dịch khá trồi sụt. VN-Index tăng khá tốt đầu phiên, sau đó giảm về dưới tham chiếu, trước khi hồi trở lại vào cuối phiên sáng.
Trong phiên chiều, sự đồng thuận tốt hơn của nhóm bluechips so với phiên sáng giúp đà tăng của VN-Index được cải thiện. Tuy nhiên, sự dè dặt có phần gia tăng nên thanh khoản không thể cải thiện.
Đà tăng của VN-Index tích cực hơn hẳn khi nhiều bluchips có được tiếng nói chung, trong đó VIC, VNM, VJC, MSN, PLX, NVL... là các mã tích cực nhất.
Tương tự, VPB cũng leo lên mức giá cao nhất sau gần 7 tháng giao dịch trên sàn HOSE khi tăng 5% lên 65.100 đồng, thanh khoản cũng rất mạnh, đạt 5,43 triệu đơn vị.
Nhóm ngân hàng có sự phân hóa khá rõ nét. Trong khi VPB, MBB, CTG, STB tăng điểm thì VCB và BID giảm diểm, còn HDB và EIB đứng giá tham chiếu. So với những phiên gần đây, thanh khoản tại nhóm này cũng suy giảm hẳn.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra tại nhóm chứng khoán khi VND, SSI giảm điểm, HCM, BSI tăng giá, trong khi AGR đứng tham chiếu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh cũng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sau khi cơn sóng đã qua, đa phần cổ phiếu thị trường quay trở lại với sắc đỏ, trong đó có FLC, HAG, AMD, HQC, ASM, ITA, HHS, KSA
Đáng chú ý, trong khi HAG hạ nhiệt với mức giảm 1,1% về 6.910 đồng, thì HNG vẫn nóng bỏng tay với phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 7.970 đồng, khớp lệnh hơn 14 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. HAG khớp 7,73 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 3,11 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 114,14 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 170.000 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1,07 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 3,15 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 43,2 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/3: VN-Index tăng 11,89 điểm (+1,07%), lên 1.124,15 điểm; HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,43%), lên 126,14 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,6%), lên 60,84 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.502 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau 2 phiên hồi phục tốt do nhà đầu tư dự đoán tuyên bố tăng thuế của ông Trump chỉ là chiến thuật đàm phán, phố Wall đã gặp khó trong phiên thứ Ba và chính thức điều chỉnh trong phiên thứ Tư khi một lần nữa, nỗi lo về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại được thắp trở lại.
Theo đó, ngày 6/3, ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Trump đã từ chức, động thái được cho là để phản đối kế hoạch tăng thuế nhập khẩu thép lên 25% và nhôm lên 10% của Tổng thống Mỹ.
Cuối tuần trước, phát ngôn viên của Nhà trắng cho biết, ông Trump dự kiến sẽ ký một cái gì đó vào cuối tuần, có khả năng là có trường hợp ngoại lệ với Canada và Mexico, có thể thêm một số quốc gia khác nữa.
Tuy nhiên, điều này càng khiến giới đầu tư lo lắng khi chính sách tăng thuế không được áp dụng cho mọi quốc gia.
Với những thông tin về tăng thuế nhập khẩu nhôm, thép, nhóm cổ phiếu sử dụng nhiều nguyên vật liệu này đã giảm khá mạnh như Boeing, Caterpillar, khiến Dow Jone điều chỉnh mạnh nhất trong phiên, dù đà giảm đã được hãm lại khá nhiều so với trước đó nhờ thông tin tích cực của thị trường lao động.
Cụ thể, báo cáo bảng lương trong lĩnh vực tư nhân (ADP) cho thấy, có thêm 235.000 việc làm trong tháng 2, cao hơn nhiều con số dự đoán 200.000 việc làm.
Đây là dữ liệu quan trọng để giới đầu tư kỳ vọng bảng lương phi nông nghiệp được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu này sẽ tích cực.
Trong khi đó, Nasdaq lại duy trì được đà tăng nhờ sự hỗ trợ của các cổ phiếu như Facebook, Autodesk.
Kết thúc phiên 7/3, chỉ số Dow Jones giảm 82,76 điểm (-0,33%), xuống 24.801,36 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,32 điểm (-0,05%), xuống 2.726,80 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 24,64 (+0,33%), lên 7.396,65 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng trở lại, với hy vọng rằng tỷ lệ thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm của Mỹ sẽ thấp hơn con số dự kiến trước đó.
Chỉ số Nikkei 255 tăng 0,54% lên 21.368,07 điểm, sau khi tăng 1,11% trong phiên giao dịch sáng.
Các nhà đầu tư đã mua mạnh các cổ phiếu lớn như Nintendo, khiến cổ phiếu này tăng 4,1% và Murata Manufacturing, tăng 2,5%.
Nhóm cổ phiếu xuất khẩu sử dụng nhiều nhôm và thép vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất định với Mitsubishi Corp giảm 0,9% và Mitsui & Co giảm 0,4%.
Số liệu GDP sửa đổi của Nhật cho thấy nền kinh tế đã tăng trưởng 1,6%, nhiều hơn ước tính ban đầu là 0,5% trong quý cuối cùng của năm 2017, do sự điều chỉnh tăng lên về chi tiêu và hàng tồn kho.
Chứng khoán Trung Quốc cũng phục hồi trở lại, được thúc đẩy bởi cảnh báo Bắc Kinh về "phản ứng cần thiết" trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 3.288,41 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1% lên 4.077,60 điểm.
Các ngành chính đã tăng mạnh trong phiên giao, dẫn đầu là các cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khoẻ.
Xuất khẩu của Trung Quốc đột ngột tăng vọt với tốc độ nhanh nhất trong ba năm vào tháng 2, cho thấy nền kinh tế tăng trưởng vẫn ổn định ngay cả khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ đang xấu đi nhanh chóng.
Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Tân Cương Bai Hua Cun Co Ltd, kết thúc với mức tăng 10,04%, Tập đoàn Bảo vệ Môi trường Thiên Tân, đóng cửa tăng 10,04% và MeiDu Energy Corp, tăng10% cao hơn.
Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất là Jiahua Energy Chemical Co Ltd giảm 6.43%, China Molybdenum Co Ltd mất 4,01% và Tongling Jingda Special Magnet Wire Co Ltd giảm 3,59%.
Tương tự các thị trường Châu Á khác, chứng khoán Hồng Kông tăng điểm trở lại, bù đắp những tổn thất trong phiên giao dịch trước đó.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,5% lên 30.654,52 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,3% lên 12.334,83 điểm.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong hôm nay là China Resources Power Holdings Co Ltd, tăng 6,21%, trong khi giảm mạnh nhất là BOC Hong Kong Holdings Ltd với mức giảm 0,13%.
Nhóm cổ phiếu H tăng điểm mạnh nhất là Huaneng Power International Inc tăng 6,92%, CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 5,86% và Dongfeng Motor Group Co Ltd tăng 4,74%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm lớn nhất là China Communications Construction Co Ltd giảm 0,82%, Air China Ltd giảm 0,5% và Agricultural Bank of China Ltd giảm 0,5%.
Kết thúc phiên 8/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 115,35 điểm (+0,54%), lên 21.368,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 457,60 điểm (+1,52%), lên 30.654,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,74 điểm (+0,51%), lên 3.288,41 điểm.
- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.790 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,64 - 36,84 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.443 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.720 - 22.790 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Phụ nữ Việt Nam nổi bật ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp
Việt Nam là một điểm sáng về đa dạng giới tính tại Đông Nam Á, với báo cáo cần đây cho thấy, quốc gia này có sự hiện diện cao của phụ nữ tại các vị trí thuộc ban lãnh đạo doanh nghiệp và CEO hơn Malaysia, Singapore và Indonesia..>> Chi tiết
- Gió “phong trào”
Ngay trong tuần đầu của tháng 3, khoảng 800 triệu cổ phần của ba doanh nghiệp họ dầu khí, gồm Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) được đấu giá cổ phần lần đầu trước Tết Nguyên đán cùng được đưa lên giao dịch trên sàn UPCoM..>> Chi tiết
- Những cổ phiếu có nguy cơ sớm huỷ niêm yết
Tháng 3 là thời hạn công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán của các doanh nghiệp (DN) niêm yết. Trong khi thị trường kỳ vọng sẽ có những DN “lội ngược dòng” thành công, mở ra cơ hội phục hồi, thì cũng có không ít công ty đang dự kiến sẽ sớm nói lời chia tay..>> Chi tiết
- Cơ hội thay đổi luật chơi chứng khoán (kỳ 3)
Hai nhóm vấn đề lớn cuối cùng trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) là về tổ chức kinh doanh chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK)..>> Chi tiết
- Những nữ tướng trên sàn chứng khoán Việt