Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: “Cơn lốc đỏ”

(ĐTCK) VN-Index lao dốc mạnh; Bitcoin điên loạn, chuyên gia nói gì?; Cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ tiếp tục khởi sắc; Nhiều doanh nghiệp sẽ bứt phá lợi nhuận quý IV; Chứng khoán phái sinh tuần qua: Loạn nhịp!; Chứng khoán Nhật Bản rúng động do có thêm scandal tại một Công ty lớn; Warren Buffett sắp tìm được chủ nhân “ghế nóng”....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm sâu

Trong phiên sáng, ngay khi mở cửa VN-Index đã mất 14 điểm. Sau đó, nhờ lực cầu bắt đáy và sự vững vàng của VNM, VN-Index đã bật trở lại mốc 935 điểm khi đóng cửa phiên sáng.

Với diễn biến này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ tích cực hơn trong phiên chiều, khi VNM vẫn có đà tăng tốt, bên cạnh sự hỗ trợ của MSN, VJC.

Tuy nhiên, thị trường chỉ cầm cự được ít phút trước khi lực cung lớn ồ ạt xả ra, trong khi lực cầu rất thận trọng, khiến VN-Index lao dốc về gần 926 điểm. Trong 20 mã có mức vốn hóa lớn nhất, chỉ có 3 mã tăng giá là VNM, MSN và VJC, còn lại đều giảm.

Trong đợt ATC, lực bán diễn ra mạnh hơn khiến nhiều mã lao dốc như SAB, CTG, VRE, PLX, VCB, trong đó CTG còn đóng cửa ở mức sàn, khiến VN-Index xuyên thủng mốc 920 điểm.

Trên HOSE, nhóm 10 mã vốn hóa lớn nhất, VNM chỉ còn tăng 1,54%; MSN tăng 0,14%.

Trong khi đó, SAB giảm 5,18%, VIC giảm 1,37%, VCB giảm 5,21%, GAS giảm 2,92%, VRE giảm 4,26%, BID giảm 4%, CTG giảm sàn, PLX giảm 2,28%.

Còn xét trong top 20, chỉ có thêm VJC tăng 2,63%, còn lại đều giảm, trong đó có những mã giảm mạnh như ROS, BHN, BVH ...

Tuy nhiên, dòng tiền dường như không rút ra khỏi thị trường, mà chuyển hướng sang các mã nhỏ. Trong đó, FLC tăng 0,29%, HHS tăng 5,88%, TCH lên mức trần với 5,65 triệu đơn vị.Cũng có sắc tím còn có TTF, KPF, CIG.

Một số mã khác cũng có sắc xanh như FIT tăng 0,11%, AMD tăng 2,73%. Trong khi đó, OGC, HQC, ITA, KBC, HAI, HAG, HNG, DLG, KSA, HAR, TSC… đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 1,36 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 16,79 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,05 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 20,79 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 301.700 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,68 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/12: VN-Index giảm 22,71 điểm (-2,42%), xuống 917,45 điểm; HNX-Index giảm 2,03 điểm (-1,78%), xuống 111,78 điểm;  UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,35%), xuống 54,27 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.916 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Trong phiên cuối tuần qua, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho biết, lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 11 tạo thêm 228.000 việc làm, vượt con số dự báo 200.000 của giới phân tích. Thu nhập bình quân theo giờ tăng 0,2% trong tháng 11 sau khi giảm 0,1% trong tháng trước.

Số liệu này cho thấy thị trường lao động đang rất chắc chắn và cho thấy triển vọng kinh tế năm 2018 sáng sủa.

Ngoài ra, việc Quốc hội Mỹ đã thông qua gói ngân sách mới, qua đó tránh việc Chính phủ phải đóng cửa vì không có tiền cũng là thông tin tích cực giúp phố Wall đồng loạt tăng mạnh, bất chấp khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới và căng thẳng chính trị đang leo thang sau khi Tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, cũng như cẳng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Phiên hồi phục mạnh cuối tuần giúp Dow Jones và S&P 500 có tuần tăng thứ 3 liên tiếp với mức tăng lần lượt là 0,40% và 0,15%, khiêm tốn hơn rất nhiều so với tuần trước đó, trong khi Nasdaq có tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mất 0,11% sau khi giảm 0,60% trong tuần trước đó.

Kết thúc phiên 8/12, chỉ số Dow Jones tăng 117,68 điểm (+0,49%), lên 24.329,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,52 điểm (+0,55%), lên 2.651,50 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 27,24 điểm (+0,40%), lên 6.840,08 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, chạm mức cao mới trong 25 năm trong phiên giao dịch sáng nay khi cổ phiếu tài chính và cổ phiếu vốn hóa lớn bù đắp cho sự suy giảm của các công ty bất động sản và xây dựng. Trong đó, đặc biệt là vụ việc mới liên quan đến công ty xây dựng Obayashi Corp.

Chỉ số Nikkei tăng 0,6% lên 22.938,73 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ đầu năm 1992, sau khi giao dịch hầu như không có nhiều diễn biến đáng chú ý trong buổi sáng.

Cổ phiếu ngành tài chính tăng mạnh, với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1,5%, Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 2,3% và công ty bảo hiểm T&D Holdings tăng 1,3%.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn như SoftBank Grouo Corp và KDDI Corp tăng lần lượt 0,8% và 1,9%.

Ngành xây dựng giảm 1,2% và là nhóm ngành mất điểm nhiều nhất.

Các công ty bất động sản cũng suy yếu với Mitsui Fudosan giảm 0,8% và Mitsubishi Estate giảm 0,7%.

Các nhà sản xuất thiết bị chip cũng đi xuống với công ty điện tử Tokyo giảm 1,8% và Advantest Corp giảm 0,2%

cổ phiếu của Obayashi Corp, công ty xây dựng lớn thứ 4 tại Nhật Bản đã mất 7%, sau khi các công tố viên lục soát văn phòng công ty, do nghi ngờ có các hành vi sai trái trong quá trình đấu thầu các hợp đồng liên quan đế một dự án tàu cao tốc.

Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, dẫn đầu bởi các công ty tiêu dùng và chăm sóc sức khoẻ, sau khi Bắc Kinh cho biết họ sẽ "xem xét đầy đủ tác động có thể xảy ra đối với các ngân hàng và thị trường trước khi hoàn thiện các quy tắc quản lý tài sản mới”.

Chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm hồi tháng trước sau khi Bắc Kinh ban hành dự thảo hướng dẫn thắt chặt các quy tắc về quản lý tài sản, bước cuối cùng để ngăn chặn rủi ro hệ thống từ khu vực ngân hàng bóng tối đang phát triển lan rộng.

Shanghai Composite tăng 0,98% lên 3,322.24 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 1,65% lên 4.069,50 điểm.

Chỉ số theo dõi ngành tài chính tăng 0,83%, ngành tiêu dùng tăng 3,92%, bất động sản tăng 0,54% và chăm sóc sức khỏe tăng 2,53%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất là Shanghai Shibei Hi-Tech Co Ltd tăng 10,08%, Shenyang Jinbei Automotive Co Ltd tăng 10,08% và Wenyi Suntech tăng 10,01%.

3 cổ phiếu giảm lớn nhất là Shanghai Diesel Engine Co Ltd giảm 4,77%, Tứ Xuyên Langsha Holding Ltd mất 2,99% và Guanghui Energy Co Ltd giảm 2,58%.

Khoảng 13,2 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, bằng khoảng 75,3% trung bình 30 ngày gần nhất.

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần, khi Tencent có phiên thứ 3 liên tiếp đi lên.

Hang Seng-Index tăng 1,14% lên 2.965,29 điểm với Tencent tăng 2,9%. Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc tăng 1,26% lên 11.431,62 điểm

Chỉ số phụ ngành năng lượng tăng 0,9%, ngành công nghệ thông tin tăng 2,57%, tài chính tăng 1,41% và bất động sản tăng 0,09%.

Cổ phiếu tăng lớn nhất là Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của Trung Quốc Ltd tăng 3,76%, trong khi cổ phiếu giảm mạnh nhất là Want Want China Holdings Ltd mất 2,13%.

3 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất trong số các cổ phiếu H là CRRC Corp Ltd tăng 5,15%, Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của China Ltd tăng 3,76% và China Pacific Insurance Group Co Ltd tăng 3,53%.

3 cổ phiếu giảm lớn nhất giảm điểm là Ngân hàng Bưu điện Ngân hàng Trung Quốc giảm 0,69%, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Trung Quốc giảm 0,7% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd giảm 0,6%

Kết thúc phiên 11/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 127,65 điểm (+0,56%), lên 22.938,73 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 325,44 điểm (+1,14%), lên 28.965,29 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 32,20 điểm (+0,98%), lên 3.322,20 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,27 - 36,49 triệu đồng/lượng, tăng thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.454 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Bitcoin điên loạn, chuyên gia nói gì?

Khởi đầu tuần với giá chỉ 11.000 USD, nhưng đến thứ Sáu (8/12), bitcoin đã vọt lên trên 18.000 USD trên Coinmarketcap. Trên sàn Coinbase, giá bitcoin đã có lúc lên tới gần 20.000 USD. 

Tuy nhiên, trong 2 ngày cuối tuần, bitcoin đã quay đầu giảm giá  mạnh, có lúc chỉ còn trên 14.000 USD/bitcoin..>> Chi tiết

Nhiều doanh nghiệp sẽ bứt phá lợi nhuận quý IV

Không ít doanh nghiệp niêm yết có “điểm rơi” lợi nhuận vào quý IV. Theo đó, kết quả kinh doanh cả năm sẽ thay đổi tích cực, nhất là khối doanh nghiệp bất động sản..>> Chi tiết

Cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ tiếp tục khởi sắc

Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh giảm trong bối cảnh nhiều thị trường khác trên thế giới suy yếu.

Thanh khoản thị trường và mức biến động giảm dần trong 2 phiên cuối tuần cho thấy, tâm lý nhà đầu tư tạm thời ổn định trở lại. Một số nhóm ngành vẫn thu hút dòng tiền..>> Chi tiết

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Loạn nhịp!

Tuần qua (4 - 8/12), thị trường diễn biến theo một kịch bản không quá bất ngờ, nhưng mức biến động mạnh trong hầu hết các phiên khiến tâm lý nhiều nhà đầu tư căng thẳng, tim đập loạn nhịp…, chỉ ổn định trở lại trong phiên cuối tuần..>> Chi tiết

World Bank khẳng định Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,7%

Sáng 11/12, Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Công bố báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo bán thường niên của World Bank nhận định, tăng trưởng của Việt Nam dự kiến tăng 6,7% trong năm nay..>> Chi tiết

Warren Buffett sắp tìm được chủ nhân “ghế nóng”

Người kế nhiệm Warren Buffett tại Tập đoàn Berkshire là ai? Câu trả lời có lẽ là một bí mật được giữ kín nhất thế giới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan