VN-Index phục hồi nhẹ
Trong phiên sáng, sau nửa đầu phiên giằng co quanh tham chiếu, lực cung gia tăng, dòng tiền có phần thận trọng đã khiến VN-Index không đứng vững, lùi về ngưỡng 1.092 điểm với sắc đỏ chiếm thế áp đảo.
Bước vào phiên chiều, áp lực bán từ phiên sáng khiến đà giảm của thị trường được nới rộng thêm và tưởng chừng thị trường sẽ tiếp tục có phiên điều chỉnh, thì đột biến đã xảy ra.
Theo đó, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm ngân hàng và bất động sản, kéo 2 nhóm này tăng vọt, giúp lan rộng sắc xanh, kéo thị trường cân bằng trở lại.
VN-Index đã bật trở lại và vượt qua tham chiếu. Sau đó, rung lắc có xảy ra trong ít phút, nhưng với sự hỗ trợ đắc lực của 2 nhóm trên, cùng sự hỗ trợ tốt của VNM, VN-Index đã lấy lại đà tăng trong đợt ATC và lên thẳng mức cao nhất ngày khi đóng cửa.
Nhóm ngân hàng đã có sự trở lại mạnh mẽ. Ngoại trừ BID và HDB ở mức tham chiếu, còn lại đều tăng như VCB tăng 1,2% với 1,65 triệu đơn vị khớp lệnh, CTG tăng 2,75% với 8,97 triệu đơn vị được khớp, VPB tăng 3,83% với 2,86 triệu đơn vị được khớp, MBB tăng 0,98%, với 5,4 triệu đơn vị được khớp, STB tăng 3,5% với 13,87 triệu đơn vị được khớp và EIB tăng 0,65%.
Nhóm bất động sản cũng đảo chiều tăng, VIC tăng 0,69% với 4,14 triệu đơn vị khớp lệnh, VRE tăng 0,18% với 1,38 triệu đơn vị khớp lệnh, NVL tăng 1,37% với 2,77 triệu đơn vị, DXG tăng 0,85% với hơn 2 triệu đơn vị, HDG tăng 0,96%, HAR tăng 1,19%. Trong khi ROS quay đầu giảm 1,58%, với 1 triệu đơn vị, FLC giảm 1,14%, với 5,3 triệu đơn vị…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 11,02 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 281,83 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 0,25 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,74 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 205.683 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 11,62 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 2/2: VN-Index tăng 5,37 điểm (+0,49%), lên 1.105,04 điểm; HNX-Index tăng 0,82 điểm (+0,67%), lên 123,97 điểm; UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,59%), xuống 58,84 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.183 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên thứ Năm, phố Wall đồng loạt tăng tốt nhờ hàng loạt thông tin tốt về kinh tế và kết quả kinh doanh.
Cụ thể, bảng lương trong khu vực tư nhân (ADP) công bố trước đó cho thấy, số lượng lao động tăng thêm trong khu vực này cao hơn dự báo, trong khi thất nghiệp thấp hơn dự báo, cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn tốt.
Viện Quản lý nguồn cung Mỹ cho biết, giá đầu vào của các nhà máy đã tăng lên mức gần 7 năm, trong đó giá nhân công trong quý IV/2017 tăng 2%, cho thấy áp lực lạm phát đang khá lớn.
Trong khi đó, trong cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2018 và là cuộc họp chính sách cuối cùng trên cương vị Chủ tịch Fed của bà Janet Yellen, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất.
Kết quả kinh doanh của các hãng thương mại điện tử như eBay, Amazon góp phần hỗ trợ phố Wall tiếp tục hồi phục.
Nhưng với việc áp lực lạm phát gia tăng, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh, cùng với đà sụt giảm của một số mã lớn khác như Apple, Paypal, Alphabet…, khiến đà tăng của phố Wall bị hãm lại, thậm chí S&P 500 và Nasdaq quay đầu giảm điểm.
Kết thúc phiên 1/2, chỉ số Dow Jones tăng 37,32 điểm (+0,14%), lên 26.186,71 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,83 điểm (-0,06%), xuống 2.821,98 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 25,62 điểm (-0,35%), xuống 7.385,86 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh trở lại, do các lo ngại liên quan đến việc lãi suất trái phiếu trong nước sẽ giảm sau khi BOJ dự kiến mua vào các trái để kiềm chế mức tăng lãi suất.
Chỉ số Nikkei 255 giảm 0,9% xuống 23.274,53 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 1,5%.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tiến hành một số hoạt động mua không hạn chế trái phiếu kỳ hạn 5 đến 10 năm để ngăn chặn sự gia tăng lợi suất trái phiếu trong nước.
Các cổ phiếu ngân hàng, tài chính đã mất điểm mạnh sau thông tin này với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ giảm 1,4%, Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 1,2% và Mizuho Financial Group giảm 1,1%.
Cổ phiếu Kyocera Corp đã giảm 6,6% và là cổ phiếu giảm điểm lớn nhất sau khi giảm triển vọng lợi nhuận ròng trong năm.
Ngược lại, Kobe Steel đã tăng 5,8% sau khi khôi phục lại dự báo lợi nhuận hàng năm.
Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều tăng trở lại về cuối ngày, sau khi hầu hết thời gian trong phiên đều ở sắc đỏ nhờ sự phục hồi mạnh của các công ty tài nguyên.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường không ổn định, với hơn 60 mã chứng khoán giảm xuống mức tối đa cho phép là 10%, khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo các cổ phiếu nhỏ sau khi các công ty bao gồm cả Leshi bị lỗ nặng năm 2017
Shanghai Composite tăng 0,44% lên 3.462,94 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,6% lên 4.271,23 điểm. Trong tuần, SSEC giảm 2,7%, CSI300 giảm 2,5%.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,1%, ngành tiêu dùng tăng 0,74%, bất động sản tăng 0,67% và chăm sóc sức khỏe tăng 0,16%.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất hôm nay là là Yang Quan Coal Industry Group Co Ltd tăng 10,04%, Offshore Oil Engineering Co Ltd tăng 10,03% và ShanXi Coking Co Ltd tăng 10,03%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất gồm Guizhou Chitianhua Co Ltd giảm 10,03%, Shanghai Diesel Engine Ltd mất 10,02% và Routon Electronic Co Ltd giảm 10,01%.
Khoảng 20,81 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 102,5% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, nhưng đã có tuần giảm mạnh nhất trong 2 tháng qua do lượng trái phiếu tăng đã gây ra biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Hang Seng-Index giảm 0,12% xuống 32.601,78 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,78% lên 13.538,66 điểm. Trong tuần, Hang Seng mất 1,7%.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 4,5%, ngành CNTT giảm 0,91%, chính giảm 0,18% và bất động sản giảm 0,51%.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay thuộc về AAC Technologies Holdings Inc tăng 7,6%, trong khi giảm mạnh nhất là China Merchants Port Holdings Co Ltd giảm 5,29%.
Nhóm cổ phiếu H tăng điểm mạnh nhất gồm Tập đoàn Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc tăng 7,05%, China Shenhua Energy Co Ltd tăng 6% và Air China Ltd tăng 4,26%.
Nhóm cổ phiếu nhóm H mất điểm mạnh nhất là Huaneng Power International Inc giảm 0,6%, Dongfeng Motor Group Co Ltd giảm 0,5% và Bank of China Ltd giảm 0.4%.
Khoảng 2,65 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 104,6% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 2/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 211,58 điểm (-0,90%), xuống 23.274,53 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 40,31 điểm (-0,12%), xuống 32.601,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 15,10 điểm (+0,44%), lên 3.462,08 điểm.
- Vàng SJC tăng . Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,76 - 36,94 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng chiều mua vào và 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.426 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nguy cơ quá tải, nghẽn mạng ATM dịp Tết có thể tái diễn
Nhu cầu tiền mặt tăng cao vào dịp cuối năm, nhất là tại các khu công nghiệp (KCN), khiến nguy cơ quá tải, nghẽn mạng ATM vẫn có thể diễn ra..>> Chi tiết
- Cổ phiếu bất động sản hút dòng tiền
Dòng tiền đang chảy vào nhóm cổ phiếu bất động sản ngay cả khi thị trường có những phiên điều chỉnh giảm đầu tuần.
Diễn biến này được thúc đẩy bởi nhiều công ty bất động sản đã và đang lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng mạnh và lạc quan trong năm 2018, bất chấp việc tín dụng bất động sản sẽ bị siết chặt hơn..>> Chi tiết
- Trước kỳ nghỉ lễ, chốt lãi hay “giữ lửa”?
Chốt lãi để đảm bảo thành quả của mình, nhưng cũng lo ngại nếu ra không đúng nhịp có thể sẽ “mất hàng” là tâm lý chung của nhà đầu tư ở giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi thị trường sắp bước vào kỳ nghỉ Tết..>> Chi tiết
- Cổ phiếu ngân hàng, sẽ có sự phân hóa về giá mạnh năm nay
Giới phân tích cho rằng, sự phân hóa về giá cổ phiếu giữa các ngân hàng sẽ ngày càng mạnh mẽ do một số ngân hàng đang bứt tốc mạnh..>> Chi tiết
- Nhiều ngành đặt kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu cao
Với 5 nhóm hàng xuất khẩu vượt xa mốc 1 tỷ USD, cùng nhiều mặt hàng tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu ngay trong tháng 1/2018, câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD năm nay hứa hẹn sẽ có thêm nhiều thành viên mới..>> Chi tiết
- Khối tài sản tỷ đô không ai được thừa kế của nhà sáng lập IKEA
Trước khi qua đời, Ingvar Kamprad đứng thứ 8 trong danh sách tỷ phú Bloomberg Billionaires Index với tài sản 58,7 tỷ USD..>> Chi tiết