VN-Index chưa ngừng đi xuống
Thị trường bất ngờ bật lên ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, sắc xanh nhanh chóng được thay bằng sắc đỏ khi áp lực bán tăng dần, có thời điểm VN-Index lùi qua mốc 955 điểm.
Trong phiên chiều, VN-Index nhanh chóng được kéo về tham chiếu 968 điểm, rồi cũng rất nhanh giảm trở lại trước áp lực bán mạnh.
Trong bối cảnh sức cầu hạn chế, dòng tiền vào thị trường thận trọng, mà áp lực bán sau mỗi nhịp hồi phục mỗi lúc tỏ ra mạnh và dứt khoát hơn, nên việc VN-Index tiếp tục có thêm phiên giảm mạnh là dễ hiểu.
Sức ép lớn nhất lên VN-Index là nhóm ngân hàng khi cả 10 mã niêm yết trên HOSE đều giảm, với TCB giảm 1,5% về 92.200 đồng, BID giảm 3,4% về 25.900 đồng, CTG giảm 2,8% về 24.300 đồng, HDB giảm 4,4% về 34.600 đồng; MBB giảm 2,9% về 92.200 đồng...
Top 10 mã vốn hóa lớn nhất có tới 8 mã giảm giá, trong đó VMN, GAS, MSN... cùng giảm mạnh.
Đáng chú ý, PNJ giảm sàn 90.300 đồng (-6,7%) và đang hướng về vùng điểm 90.000 đồng - thấp nhất trong 6 tháng qua.
VIC, ROS, VNL, SBT... là những sắc xanh hiếm hoi, thanh khoản không cao. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tỷ lệ 1.000:210 của VIC, tăng 3,9% lên 107.500 đồng.
Sắc đỏ cũng bao phủ lên nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Các cổ phiếu thị trường như FLC, HAG, DXG, HQC, SCR, HAI, DLG, OGC... đều giảm điểm.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 267.430 đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 16,1 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 863.300 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,48 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 355.393 đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 11,85 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 28/6: VN-Index giảm 11,56 điểm (-1,19%), xuống 957,35 điểm; HNX-Index giảm 2,6 điểm (-2,38%), xuống 107,06 điểm; UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,59%), xuống 51,65 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.215 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Đầu phiên giao dịch thứ Tư, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng khi trước đó, Tổng thống Trump cho biết, ông sẽ sử dụng bảng đánh giá an ninh quốc gia hiện có, nhưng tăng cường hơn là hạn chế để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ việc mua lại công nghệ của Trung Quốc.
Quyết định này được các nhà đầu tư xem là một cách tiếp cận mềm mại hơn so với kế hoạch được báo cáo trước đó để chặn các công ty có ít nhất 25% quyền sở hữu của Trung Quốc khi mua các công ty công nghệ của Mỹ.
Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên Fox Business Network, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết rằng, kế hoạch công bố của Tổng thống Trump đã không chỉ ra lập trường dịu dàng về Trung Quốc.
Điều này khiến giới đầu tư nhụt chí nên đồng loạt bán mạnh, kéo cả 3 chỉ số quay đầu giảm mạnh, bất chấp nhóm cổ phiếu năng lượng vẫn tăng tốt nhờ giá dầu tiếp tục khởi sắc.
Trong đó, đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ khiến Nasdaq là chỉ số mất điểm nặng nề nhất khi giảm tới hơn 1,5% trong phiên này.
Kết thúc phiên 27/6, chỉ số Dow Jones giảm 165,52 điểm (-0,68%), xuống 24.117,59 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,43 điểm (-0,86%), xuống 2.699,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 116,54 điểm (-1,54%), xuống 7.445,08 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản may mắn vượt nhẹ lên trên tham chiếu về cuối phiên.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 chỉ tăng 1,38 điểm lên 22.270,39 điểm. Topix giảm 0,3% xuống 1.727,00 điểm, mức thấp nhất kể từ giữa tháng Tư.
Sự lạc quan đến với giới đầu tư khi Ngân hàng trưng ương Nhật Bản (BOJ) đã mua vào 70,3 tỷ yên cổ phiếu của các quỹ ETF để hỗ trợ thị trường, điều này đã kiềm chế sự sụt giảm cho chỉ số chung, các nhà giao dịch cho biết.
Nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất là nhóm cổ phiếu phòng thủ như các nhà bán lẻ và dược phẩm với Takashimaya giảm 1,3%, Astellas Pharma giảm 2,2% và Otsuka Holdings giảm 2,9%.
Cũng như nhiều thị trường khác, chứng khoán Nhật Bản đã bị tổn thương bởi lo ngại rằng cuộc chiến thương mại toàn cầu giữa Hoa Kỳ và các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.
Showa Shell giảm 3,8% sau khi tăng lên mức cao kỷ lục ngày hôm trước.
Cổ phiếu của Showa Shell tăng 19% lên mức cao nhất trong ngày hôm qua là 1.900 yên/cổ phiếu, nhưng chốt phiên chỉ còn tăng 8,5%.
Chứng khoán Trung Quốc vẫn trên đà đi xuống mạnh khi đồng Nhân dân tệ giảm giá càng khiến cho giới đầu tư lo ngại về một khả năng đồng tiền này bị bán phá giá vào tháng 8/2015.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 2.876,90 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Chỉ số CSI300 bluechip giảm hơn 1% xuống 3.423,54 điểm.
Đồng Nhân dân tệ giảm 0,36% xuống còn 6,626 Nhân dân tệ/USD vào cuối giờ chiều theo giờ địa phương, hướng đến mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Sự trượt giá của đồng tiền và cổ phiếu của Trung Quốc đã gây nên những lo ngại về sự sụp đổ của thị trường như năm 2015, mặc dù tốc độ giảm không nhanh như thị trường toàn cầu thời điểm đó. Tuy nhiên, chứng khoán Trung Quốc đã mất gần 2.000 tỷ USD chỉ trong 5 tháng qua.
Các công ty bất động sản và các hãng hàng không là một trong những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự suy giảm của đồng nhân dân tệ sẽ khiến các khoản nợ bằng USD đắt đỏ hơn.
Cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị tô thêm sắc tối khi Trung Quốc cho biết đang bắt đầu một chiến dịch kéo dài 6 tháng để loại bỏ các vi phạm trong thị trường nhà đất tại 30 thành phố lớn.
Chứng khoán Hồng Kông phục hồi nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu dầu mỏ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,5% lên 28.497,32 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,01% xuống 10.868,45 điểm.
Giá dầu thô kỳ hạn tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 do lượng dự trữ giảm đã kéo chỉ số chuẩn trở lại tăng trở lại, với CNOOC tăng 3,9%, PetroChina tăng 2,5%, China Petroleum &Chemical tăng 1,9%.
Kết thúc phiên 28/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1,38 điểm (-0,00%), xuống 22.270,39 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 141,06 điểm (+0,5%), lên 28.497,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 26,28 điểm (-0,93%), xuống 2.786,90 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.975 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,64 - 36,83 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.655 đồng/USD, tăng 15 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.905 - 22.975 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng không đặt nặng việc tìm nhà đầu tư chiến lược
Việc hút vốn ngoại vẫn là mục tiêu của nhiều ngân hàng, song diễn biến có phần khác trước khi nhiều ngân hàng không còn đặt nặng vấn đề tìm nhà đầu tư chiến lược..>> Chi tiết
- Đại hội không trọn vẹn, vì đâu nên nỗi?
Mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm nay, trong khi ở nhiều doanh nghiệp, buổi họp diễn ra nhẹ nhàng khi các nội dung cơ bản đều được cổ đông vui vẻ thông qua, thì ở không ít doanh nghiệp, ban lãnh đạo phải đau đầu vì nhiều vấn đề quan trọng bị phủ quyết với tỷ lệ lớn..>> Chi tiết
- Sáng màu bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý II
Tuy chưa kết thúc quý II/2018, song lãnh đạo nhiều nhà băng cho biết, kết quả hoạt động trong 2 quý đầu năm nay rất lạc quan, khi tín dụng tăng trưởng tích cực, nguồn thu từ mảng dịch vụ tăng, nợ xấu giảm nên không phải trích dự phòng cao như trước đây..> Chi tiết
- Cảnh giác trước chu kỳ khủng hoảng 10 năm
Dù vẫn còn những ý kiến khác nhau về nguy cơ xảy ra chu kỳ khủng hoảng 10 năm, song các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng, không thể chủ quan, cần hết sức cảnh giác trước những biến động bất thường của kinh tế thế giới..>> Chi tiết
- Tăng thuế VAT có thể làm gia tăng thêm 200.000 đến 240.000 người nghèo
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) và Đại học Kinh tế Quốc dân đã lượng hoá được sức ảnh hưởng của thuế VAT đối với đời sống kinh tế vĩ mô và vấn đề phát sinh thêm tỷ lệ đói nghèo..>> Chi tiết
- 64 triệu căn hộ không người tại các 'thành phố ma' của Trung Quốc
Những "thành phố ma" ở Trung Quốc có mọi thứ như biệt thự xa hoa, căn hộ cao cấp, công viên, đường phố rộng rãi, nhưng hầu như không có người sinh sống..>> Chi tiết