VN-Index giảm sâu
Trong phiên sáng, diễn biến lình xình tiếp tục được duy trì khi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư dâng cao. Dòng tiền không quá mạnh, trong khi lực cung cũng cầm chừng. Giao dịch chỉ tích cực hơn về cuối phiên do cầu bắt đáy hoạt động.
Bước vào phiên chiều, đột biến đã diễn ra khi lực bán tháo một lần nữa lập lại, đẩy VN-Index lao dốc. Dù hãm đà giảm trong đợt ATC, nhưng VN-Index vẫn không thể lên lại được mốc 1.030 điểm.
Áp lực bán tháo khiến 10 cổ phiếu lớn nhất sàn đều không tăng với 9 mã giảm điểm mạnh.
VN30 cũng có tới 24 mã giảm điểm, trong đó các mã VIC, VJC, MSN, SSI, MWG... cùng giảm trên 1,5%. Trong đó, SSI khớp 3,9 triệu đơn vị.
Sắc đỏ cũng phủ lên hầu hết các cổ phiếu chứng khoán hay bảo hiểm. Thậm chí, VND còn giảm sàn về 23.650 điểm (-6,9%) và cũng là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp của mã này.
Dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE là SBT với 9,9 triệu đơn vị được sang tên, giảm 1,4% về 14.725 đồng.
Nhóm ngân hàng tất cả đều giảm điểm, trong đó nhiều mã giảm trên 5%. Cụ thể, VCB giảm 5% về 56.500 đồng, CTG giảm 6,7% về 28.000 đồng, BID giảm 6,6% về 37.700 đồng, VPB giảm 5,8% về 50.000 đồng, MBB giảm 6,7% về 28.000 đồng, HDB giảm 6,8% về 2408.000 đồng. STB giảm 4,4% về 12.900 đồng
Trong bối cảnh nhà đầu tư đồng loạt bán mạnh, các cổ phiếu thị trường cũng đều chịu chung số phận. nhóm cổ phiếu họ "FLC" là FLC, ROS, HAI, AMD, GTN hay SCR, ASM, HHS, KBC, ITA, HAG, HNG... đồng loạt giảm điểm mạnh.
KSA, QCG, HQC, VHG đi ngược thị trường, trong đó KSA và VHG tăng trần, khớp lệnh từ 1-3 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 32,78 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1.158,31 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 415.620 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là bán ròng 5,62 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 25.804 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 6,47 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/5: VN-Index giảm 28,10 điểm (-2,66%), xuống 1.028,87 điểm. HNX-Index giảm 2,91 điểm (-2,35%), xuống 120,95 điểm; UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-1%), xuống 56,03 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.752 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cuối ngày thứ Ba của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo giá dầu thô tăng hơn 3% trong phiên thứ Tư, lên mức cao nhất từ cuối năm 2014.
Giá dầu thô tăng mạnh đã kéo nhóm cổ phiếu năng lượng khởi sắc trong phiên thứ Tư với chỉ số S&P năng lượng tăng 2,03%, qua đó giúp phố Wall đồng loạt hồi phục sau phiên điều chỉnh nhẹ trước đó.
Kết thúc phiên 9/5, chỉ số Dow Jones tăng 182,33 điểm (+0,75%), lên 24.542,54 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,87 điểm (+0,97%), lên 2.697,79 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 73 điểm (+1,00%), lên 7.339,91 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ tâm lý nhà đầu tư được cải thiện sau sự tích cực qua đêm của Phố Wall và các khoản lợi nhuận doanh nghiệp trong nước được công bố gần đây tốt hơn dự kiến.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,4% lên 22.497,18 điểm. Topic tăng 0,27% lên 1.777,62 điểm.
Với việc lo ngại nguồn cung dầu thô trên thế giới sẽ suy giảm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran thì nhóm cổ phiếu khai thác, vận chuyển, và các nhóm liên quan đến dầu và than đã tăng mạnh nhất khi đóng cửa.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong phiên Isetan Mitsukoshi Holdings Ltd. tăng 9,35% Mitsubishi Motors Corp tăng 9,24% và Tokai Carbon Co Ltd tăng 7,86%
Cổ phiếu giảm giá lớn nhất bao gồm Furukawa mất 14,8%. Furukawa Electric Co, giảm 9,83% và Nisshinbo Holdings Inc giảm 7,34%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, sau khi dữ liệu về xuất khẩu trong tháng 4 vẫn cao hơn dự kiến, bất chấp căng thẳng thương mại với Mỹ chưa có lối thoát.
Cụ thể, xuất khẩu tháng 4 của Trung Quốc tăng 12,9% so với năm trước, cao hơn dự báo của các nhà phân tích đưa ra là tăng 6,3%.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,48% lên 3.174,41 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,55% lên 3.893,06 điểm.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Hangzhou Cable Co Ltd tăng 10,04%. Dược phẩm Chiết Giang tăng 10,04% và Copton Technology tăng 10,02%.
Nhóm cổ phiếu giảm điểm sâu nhất là Aurora Optoelectronics Co Ltd giảm 9,99% Công nghiệp Hóa chất XinAn Chiết Gianggiảm 5,78% và Công ty TNHH Phần giảm 5,29%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau khi xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng trưởng ngay cả khi đang có căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,9% lên 30.809,22 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,4% lên 12.233,96 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 2,3%, ngành CNTT tăng 2,59%, tài chính tăng 0,83% ,và bất động sản tăng 0,23%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất hôm nay là China Shenhua Energy Co Ltd tăng 3,49%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Resources Land Ltd giảm 1,53%.
Nhóm cổ phiếu H tăng giá nhiều nhất China Shenhua Energy Co Ltd tăng 3,49%, Tencent Holdings Ltd tăng 2,94% và CNOOC Ltd tăng 2,81%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất có New China Life Insurance Co Ltd giảm 1,7%, China Resources Land Ltd giảm 1,5% và Sinopharm Group Co Ltd giảm 1,2%.
Kết thúc phiên 10/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 88,30 điểm (+0,39%), lên 22.497,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 273,08 điểm (+0,89%), lên 30.809,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 15,26 điểm (+0,48%), lên 3.174,41 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.805 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,56 - 36,76 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.578 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.805 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Dự trữ ngoại hối quốc gia tăng kỷ lục, NHNN đã có khả năng giữ tỷ giá "êm đềm"
Tỷ giá đang được coi là điểm cộng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Chỉ có bất ngờ nho nhỏ: mặc dù NHNN siết dần tín dụng ngoại tệ, song thực tế, tín dụng ngoại tệ đang tăng trở lại..>> Chi tiết
- Cổ phiếu ngân hàng: Có cơ sở đặt niềm tin
Cổ phiếu ngân hàng vẫn là nguồn cảm hứng kéo thị trường bật mạnh trở lại phiên đầu tuần. Vai trò dẫn dắt của nhóm này chưa bị phai nhạt..>> Chi tiết
- “Thay máu”, đổi tên, công ty chứng khoán mơ… đổi vận (Kỳ 2): Kẻ cười, người mếu
Sau đổi tên và nỗ lực tái cơ cấu, nhiều công ty chứng khoán bắt đầu kinh doanh có lãi, nhưng vẫn còn một số công ty ngập chìm trong thua lỗ, thậm chí có công ty đang bị “xóa tên”..>> Chi tiết
- ‘Dính’ đường dây đánh bạc Rikvip, cổ phiếu Vndriect chao đảo
Cổ phiếu của ‘ông lớn’ chứng khoán Vndriect (mã VND), đứng top 4 thị phần môi giới, liên tục giảm sàn sau khi vướng vào thông tin liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỉ Rikvip vừa bị triệt phá..>> Chi tiết
- Cuộc cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp tôn mạ
hị trường tôn mạ đang có nhiều biến động và vị thế của các ông lớn trong ngành có thể bị đảo lộn với sự xuất hiện của tên tuổi mới. Với các thách thức lớn dần, doanh nghiệp tôn mạ cần phát triển theo chiều sâu để giữ vững thị phần..>> Chi tiết
- Walmart đầu tư 16 tỷ USD để nắm cổ phần chi phối tại Flipkart
Walmart vừa đạt được thỏa thuận mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ..>> Chi tiết