Ảnh minh họa: Reuters.

Ảnh minh họa: Reuters.

Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm khiến cuộc đua vaccine Covid-19 thêm khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
Hiện thế giới vẫn đang tập trung cho cuộc chiến chống dịch, trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu các biến thể mới. Do đó, cuộc đua vaccine Covid-19 có lẽ sẽ chưa dừng lại.

“Cơn bão” Covid-19 vẫn đang càn quét qua nhiều điểm nóng của châu Á, với tâm điểm vẫn là Ấn Độ. Các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại, biến thể kép được phát hiện tại quốc gia Nam Á này có thể né tránh được các tác dụng bảo vệ của vaccine.

WHO hiện mới chỉ coi biến thể B.1.617 tại Ấn Độ là “biến thể đáng lưu tâm”. Tuy nhiên, theo nhà khoa học hàng đầu của tổ chức này, bà Soumya Swaminathan, đây là một biến thể đáng lo ngại bởi nó có một số đột biến làm tăng khả năng lây nhiễm và cũng có khả năng chống lại các kháng thể được tạo ra nhờ tiêm chủng vaccine hoặc do mắc bệnh tự nhiên.

Điều đó nghĩa là, những bệnh nhân từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh và những người đã tiêm đủ liều vaccine vẫn có thể mắc bệnh. Đây cũng là nhận định của giới chuyên gia y tế Anh và Mỹ.

Tiến sĩ Mike Ryan - Giám đốc Điều hành Chương trình khẩn cấp của WHO cảnh báo, môi trường dịch bệnh phát triển, lây lan như ở Ấn Độ hiện nay có thể còn tiếp tục sản sinh ra các đột biến mới của virus và nó còn nguy hiểm hơn nữa.

“Mối quan tâm của tôi hiện nay là loại virus này đã lây lan sang một số quốc gia. Việc làm giảm sự lây nhiễm phụ thuộc vào nhiều vào hành vi của chúng ta. Chúng ta cần tiêm phòng và làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể mới”.

Hiện thế giới đã có nhiều loại vaccine Covid-19, tuy nhiên, tính hiệu quả của nó vẫn đang được kiểm định, đặc biệt là với các biến thể mới. Cách đây ít ngày, Anh đã quyết định đầu tư hơn 40 triệu USD, để thiết lập các phòng nghiên cứu về vaccine chống lại các biến thể mới.

Trong khi đó, Nga mới đây đã tung ra loại vaccine Sputnik Light được quảng cáo có nhiều đặc tính ưu việt.

Theo Viện Nghiên cứu Gamaleya, trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II, vaccine Sputnik Light cho thấy hiệu quả (28 ngày sau khi tiêm) là 79,4% và có tác dụng phòng ngừa đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, loại vaccine này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất, dễ dàng bảo quản, chia ra thành nhiều liều hơn và có giá thành rẻ.

Đến nay đã có 9 doanh nghiệp giành được quyền sản xuất loại vaccine Sputnik Light, trong đó có Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hôm qua (9/5), Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết, nhiều nước đã quan tâm tới vaccine Sputnik Light và dự kiến trong tuần tới một số nước sẽ cấp phép sử dụng.

Trong khi đó, hôm nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đưa ra các đánh giá cao đối với vaccine Moderna của Mỹ. Một hội đồng các chuyên gia của Hàn Quốc cho biết vaccine của hãng Moderna (Mỹ) có hiệu quả phòng ngừa cao hơn 94% và đủ điều kiện để cấp phép sử dụng.

Cùng ngày, hãng dược phẩm Takeda của Nhật Bản thông báo kết quả sơ bộ của cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine của hãng Moderna cho kết quả khả quan. Theo hãng này, vaccine của Moderna nhìn chung có khả năng phòng ngừa tốt và không có lo ngại nào về mức độ an toàn.

Tin bài liên quan