PGS-TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Đó là khẳng định của PGS-TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Covid-19 đã giáng đòn chí mạng lên ngành kinh tế xanh. Chúng ta nhận thấy những bài học nào qua đại dịch lần này, thưa ông?
Covid-19 đem tới nhiều bài học cho ngành kinh tế xanh như: sự cân bằng giữa thị trường trong nước và quốc tế; sự hợp tác, liên kết trong quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch; việc mở rộng, đa dạng thị trường khách; xây dựng quỹ dự phòng khủng hoảng; biến thách thức thành cơ hội...
Thị trường khách quốc tế chiếm phần lớn doanh thu của du lịch Việt Nam. Vậy giải pháp thúc đẩy thị trường quốc tế hậu Covid-19 là gì?
Chúng ta bàn nhiều đến chuyện du khách quốc tế đến Việt Nam chưa tương xứng, tỷ lệ quay lại thấp. Đó là vì họ còn gặp nhiều vấn đề như: chính sách thị thực bị hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng và chất lượng chưa tốt… Đặc biệt, kinh phí đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá rất nghèo nàn.
Covid-19 buộc chúng ta phải tháo gỡ những tất cả những khó khăn đó, để sau khi mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại, Việt Nam thực sự trở thành điểm đến cởi mở, an toàn và thân thiện.
Điều quan trọng là, chúng ta cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; giảm giá để kích cầu, nhưng dịch vụ vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, công tác đào tạo phải được chú trọng hơn để có nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế xanh khi thị trường quốc tế trở lại bình thường.
Việc xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến Việt Nam an toàn, thân thiện cũng cần được quan tâm trong bối cảnh ở nhiều quốc gia, đại dịch vẫn đang hoành hành.
Xa hơn, chúng ta cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ “thực, trú, hành, lạc, y” để kích thích nhu cầu tiêu dùng của du khách, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế đêm.
Ngành du lịch nên có tư duy mở để tiếp thu và học hỏi những cách làm hay của các nước bạn, như Thái Lan triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường ở tất cả các điểm đến trong lúc vắng khách…
Hậu Covid-19, nhu cầu của du khách đã thay đổi thế nào?
Thay vì đi các tour sang chảnh, dài ngày, khách du lịch đang hướng tới sử dụng tour ngắn ngày, siêu tiết kiệm, siêu khuyến mại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu cao hơn khi mua tour du lịch online thay cho offline trước đây.
Các nhóm bạn bè, gia đình nhỏ thường thích đến các khu hẻo lánh; các loại hình du lịch liên quan đến sức khỏe cũng được quan tâm hơn, như thiền, yoga, tắm khoáng…
Điều đó đồng nghĩa với việc các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch cần xoay trục đầu tư mạnh hơn cho những dòng sản phẩm nào?
Cùng với các dòng sản phẩm du lịch có tính đại chúng cao như du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội, du lịch đô thị, du lịch đêm, du lịch ẩm thực... ngành kinh tế xanh cần xoay trục đầu tư vào các dòng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của du khách.
Đầu tiên là dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh gắn với các dịch vụ tắm khoáng, tắm thuốc, thiền dưỡng sinh, chữa bệnh...
Dòng sản phẩm du lịch sinh thái nhấn mạnh tới yếu tố “nhỏ là đẹp”, đảm bảo khai thác với quy mô nhỏ, tránh được những tác động về môi trường và xã hội cũng là hướng đầu tư đáng “đồng tiền bát gạo”.
Tôi cũng nhấn mạnh việc tiếp tục đầu tư phát triển dòng sản phẩm du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa bản địa các vùng miền, hướng tới quy mô nhỏ.
Dòng sản phẩm liên quan tới hoạt động thể thao của du khách nhằm giải trí và rèn luyện thể lực gắn với hoạt động đi bộ, leo núi, đạp xe địa hình... cũng hứa hẹn hút khách.
Đặc biệt, dòng sản phẩm du lịch thông minh, du lịch sáng tạo thông qua tăng cường các trải nghiệm đa dạng bằng việc sử dụng các công nghệ số, thực tế ảo... có khả năng sẽ lên ngôi trong tương lai.
Bên cạnh đó, du lịch nghỉ dưỡng tại các khu cách ly, du lịch thực tế ảo... cũng cần được chú trọng phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của du khách.
Để ngành du lịch có khả năng thích ứng tốt và chống chịu được những rủi ro bất thường, bất khả kháng như đại dịch Covid-19, cần có sự đồng lòng vượt khó của các cấp, các ngành, cũng như sự chủ động của ngành du lịch trong việc đưa ra những giải pháp phát triển du lịch.
Trong đó, việc định hướng và xây dựng các sản phẩm du lịch đóng một vai trò quan trọng đối với sự hấp dẫn khách du lịch.