Xin ý kiến về ngừng cung cấp điện, nước khi cưỡng chế xử lý vi phạm hành chình

0:00 / 0:00
0:00
Một số vi đại biểu cho rằng, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dich vụ điện, nước không nhân văn và chưa thuyết phục.
Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội về Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội về Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Ngày 24/10 Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về phương án quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” (điểm b và điểm c khoản 43 Điều 1 của dự thảo Luật bổ sung điểm đ khoản 2 và khoản 2a Điều 86 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại phiếu xin ý kiến, các vị đại biểu Quốc hội được đề nghị lựa chọn một trong hai phương án.

Phương án 1: Không bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước”.

Phương án 2: Bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” và quy định theo hướng: Biện pháp này chỉ được thực hiện tại địa điểm vi phạm; chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong 02 lĩnh vực là xây dựng, bảo vệ môi trường; đồng thời quy định việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác không liên quan đến vụ việc vi phạm.

Trước đó, tại phiên thảo luận ngày 22/10/2020 đây là nội dung còn quan điểm trái chiều. Ý kiến chọn phương án 1 lập luận rằng, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế nói trên không thể hiện tính nhân văn và chưa thuyết phục, tính khả thi không cao và trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm quy định trong Bộ luật Dân sự. Bên cạnh đó, còn thể hiện sự thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước và hiệu lực của các quy định pháp luật của nhà nước.

Ý kiến đồng ý phương án 2 lại cho rằng quy định như phương án này sẽ đảm bảo trật tự, kỷ cương quản lý hành chính nhà nước, kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Việc biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ diễn ra vào chiều 13/11/2020, những vấn đề xin ý kiến thường được quyết định theo đa số.

Tin bài liên quan