Làm một chiếc bánh chưng ngũ sắc cũng cầu kỳ hơn tất thảy. Gạo nếp được ngâm trong nước tạo màu tự nhiên từ 2-3 tiếng rồi đồ chín. Phần màu xanh của gạo có từ nước lá riềng xay, màu vàng của nghệ tươi, màu đỏ của gấc, và màu tím của nước lá cẩm. Tương ứng với 5 màu, bánh chưng ngũ sắc tạo nên 5 mùi vị khác nhau mà vẫn giữ nguyên hương vị mềm dẻo của gạo nếp.

Làm một chiếc bánh chưng ngũ sắc cũng cầu kỳ hơn tất thảy. Gạo nếp được ngâm trong nước tạo màu tự nhiên từ 2-3 tiếng rồi đồ chín. Phần màu xanh của gạo có từ nước lá riềng xay, màu vàng của nghệ tươi, màu đỏ của gấc, và màu tím của nước lá cẩm. Tương ứng với 5 màu, bánh chưng ngũ sắc tạo nên 5 mùi vị khác nhau mà vẫn giữ nguyên hương vị mềm dẻo của gạo nếp.

Muôn kiểu biến tấu độc lạ của bánh chưng truyền thống ngày Tết

Bánh chưng vốn là món ăn không thể thiếu của người Việt trong ngày Tết cổ truyền. Với sự sáng tạo cùng chút khéo léo, từ món bánh truyền thống, bánh chưng được biến tấu với muôn kiểu đa dạng, nhưng vẫn giữ hương vị đặc trưng.

Ngày tết đến xuân về, trên bàn tiệc đón năm mới của người Việt không thể thiếu món bánh chưng xanh truyền thống. Nhưng với sự sáng tạo cùng chút khéo léo, món ăn đặc trưng ngày tết được biến tấu muôn hình vạn trạng, nhưng vẫn giữ được hương vị cổ truyền.

Bánh chưng tím

Những chiếc bánh chưng làm từ gạo nếp Tú Lệ, có màu tím đặc biệt, là món bánh truyền thống của người dân thuộc vùng núi phía bắc. Cũng tương tự như bánh chưng truyền thống với đậu xanh, thịt lợn và lá dong, màu tím độc đáo của bánh có được nhờ lá cẩm tím.

Muôn kiểu biến tấu độc lạ của bánh chưng truyền thống ngày Tết ảnh 1

Nguyên liệu làm bánh chưng tím 

Loại lá mọc ở trên dãy núi cao, cho vào nồi đun sôi sẽ có màu đỏ tía. Gạo nếp trắng ngần ngâm vào thứ nước này sẽ nhuộm màu tím lạ mắt. Thay vì màu xanh mướt thường thấy, bánh chưng tím có màu tím mượt mà, bao trọn màu vàng ruộm của đậu xanh, ôm phần nhân thịt béo ngậy bên trong.

Bánh chưng cốm

Đây là món bánh sáng tạo ở phố bán bánh cốm nổi tiếng Hà Nội – Hàng Than. Ngoài nguyên liệu truyền thống, bánh chưng cốm còn có thêm những hạt cốm khô, trộn cùng gạo nếp và lá thơm. Bánh chưng cốm có màu xanh ngọc đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng của vị cốm.

Hạt cốm khô lẫn trong gạo nếp để tạo thành bánh chưng cốm 

Bên trong nhân bánh thường là nhân ngọt với đỗ xanh nấu giống chè kho, có thêm phần thịt béo ngậy. Bánh chưng cốm có màu sáng mướt hơn bánh chưng xanh truyền thống, thường được các bà nội trợ mua làm quà biếu dịp tết.

Bánh chưng chay

Những bữa tiệc liên miên dịp tết thường khiến người ta có cảm giác ngấy ngán và khó tiêu. Bánh chưng chay được coi như giải pháp chống ngán tình thế. Vẫn giống bánh truyền thống với gạo nếp trắng, lá dong xanh, chỉ khác phần nhân, bánh chưng chay mang hương vị khá lạ miệng.

Muôn kiểu biến tấu độc lạ của bánh chưng truyền thống ngày Tết ảnh 3

Bánh chưng chay có nhân khá đa dạng 

Nhân bánh làm từ đỗ xanh đồ chín tới có màu vàng ruộm, trộn cùng nấm hương được xao kỹ. Nấm hương tạo nên hương vị riêng cho món bánh chưng chay, tạo sự mềm dai khác biệt. Ngoài ra, người ta còn thay đổi khẩu vị cho bánh chưng chay bằng hạt sen hay dừa.

Bánh chưng gấc

Nhiều bà nội trợ lựa chọn bánh chưng gấc trong mâm lễ cúng đầu năm bởi màu đỏ bắt mắt của gấc chín thường mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình cả năm.

Muôn kiểu biến tấu độc lạ của bánh chưng truyền thống ngày Tết ảnh 4

Thay vì màu xanh mướt truyền thống, bánh chưng gấc hấp dẫn với màu sắc lạ. Vẫn từ nguyên liệu chính như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn tẩm gia vị, bánh chưng gấc lại có vị đặc biệt, ngọt dịu và béo ngậy khi kết hợp gấc với đậu xanh.

Bánh chưng ngũ sắc

Bánh chưng ngũ sắc được ví như bông hoa rực rỡ, tô điểm cho mâm cơm ngày tết thêm thi vị. Bánh là sự kết hợp của 5 màu sắc trong tự nhiên, tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, với mong muốn mang tới may mắn và an lành cho gia đình.

Bánh chưng ngũ sắc với 5 màu đại diện cho ngũ hành 

Làm một chiếc bánh chưng ngũ sắc cũng cầu kỳ hơn tất thảy. Gạo nếp được ngâm trong nước tạo màu tự nhiên từ 2-3 tiếng rồi đồ chín. Phần màu xanh của gạo có từ nước lá riềng xay, màu vàng của nghệ tươi, màu đỏ của gấc, và màu tím của nước lá cẩm. Tương ứng với 5 màu, bánh chưng ngũ sắc tạo nên 5 mùi vị khác nhau mà vẫn giữ nguyên hương vị mềm dẻo của gạo nếp. 

Tin bài liên quan