9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết

9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết

Ngộ độc thực phẩm không đơn thuần là gây tiêu chảy, nôn vọt mà nó còn có thể gây bệnh viêm khớp. Và nếu bạn cứ giữ những suy nghĩ này, ngộ độc thực phẩm nhất định sẽ ghé thăm bạn.
1. Nó không thể xảy ra với tôi

Tất nhiên là có thể chứ. Ngộ độc thực phẩm là một trong những chứng bệnh thường gặp ngay cả tại Mỹ, một quốc gia có tiếng về an toàn thực phẩm (theo CDC, trung bình cứ 6 người Mỹ có 1 người bị ngộ độc thực phẩm, tức là có 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm với 128.000 người phải nhập viện; 3.000 người tử vong).

2. Nếu là ngộ độc thực phẩm, tôi sẽ phát hiện ra ngay

Có thể có hoặc không. Bởi khuẩn Staphylococcus aureus (Staph) sẽ thường phác tác trong 1-6 tiếng.

Còn nhóm Noroviruses lại chỉ gây ra triệu chứng trong 12 - 48 tiếng.

Riêng E. coli O157:H7, một siêu khuẩn thường có ở thịt bò chưa nấu chín (đặc biệt là burger), rau quả sống, nước và các loại đồ uống không pha chế, có thể xuất hiện triệu chứng trong vòng từ 1-8 ngày.

9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết ảnh 1

3. Không đủ nóng hay lạnh

Không hẳn vậy.

Đó là bởi nhiều người trong chúng ta đã bỏ qua cái gọi là “vùng nguy hiểm”, chuyên gia dinh dưỡng Tamara Duker Freuman giải thích.

Vùng nguy hiểm này chính là nhiệt độ 4 - 60oC. Không bao giờ được để thực phẩm ở trong nhiệt độ này hơn 2 tiếng, hay thậm chí chỉ cần 1 tiếng nếu nhiệt độ phòng là 32oC.

9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết ảnh 2

4. Hoa quả không ăn được vỏ luôn an toàn

Không. Ngay cả khi bạn tiêm vodka vào dưa hấu cũng chẳng làm nó an toàn hơn. Bởi hầu hết các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn như khuẩn listeria là trên vỏ chứ không phải thịt quả.

Ước tính 1.600 người với 200 người tử vong mỗi năm do quan niệm sai lầm này.

Theo TS. Yanina Purim, Giám đốc TT Cấp Cứu, TT Y tế ĐH Rush (Chicago, Hoa Kỳ), dưa hấu, dưa vàng và dưa lưới đều có vi khuẩn listeria nhưng các loại quả khác cũng không loại trừ.

“Vậy nên hãy luôn rửa kỹ các loại quả, ngay cả khi chúng không ăn được vỏ”, bà Purim khuyên.

5. Đó là do mayonnaise

Hãy dừng đổi lỗi cho mayonnaise. Sự lây lan khuẩn trong kem sốt này là khó bởi hàm lượng axit cao trong chính món này. Cần lưu ý mayonnaise đang nói tới là loại đóng gói chứ không phải là do bạn tự làm.

Nhưng khi trộn mayo với khoai tây thì có thể sẽ gây ra nhiễm khuẩn chéo. Nếu bạn bị ngộ độc, vi khuẩn đó có thể là Staph aureus. Nguy cơ ngộ độc tăng lên nếu mayo trộn với sa lát hay để ở nhiệt độ phòng lâu.

Biểu hiện chung của dạng ngộ độc này là nôn, tiêu chảy, chuột rút nhưng thường chỉ kéo dài 1-2 ngày.

9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết ảnh 3

6. Những triệu chứng ngộ độc luôn giống nhau

Không. TS Robert Brackett, Giám đốc Viện Food Safety and Health, thuộc Viện Công nghệ Illinois cho biết triệu chứng của ngộ độc phụ thuộc vào mầm bệnh bị nhiễm.

Ví dụ như khuẩn Clostridium perfringens, một số chủng của khuẩn này sản xuất chất độc gây ra tiêu chảy, tiêu chảy liên tục. Triệu chứng có thể xuất hiện trong 8-12h sau ăn một lượng lớn thức ăn được giữ ấm trong một thời gian dài trước khi phục vụ như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, thịt nướng hoặc thực phẩm khô hay thực phẩm đã sơ chế để nấu.

Nếu bạn không bị sốt, nôn vọt thì sẽ không truyền bệnh cho người khác và sau một ngày bệnh sẽ lui.

Còn khuẩn salmonella lại gây các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút và sốt trong vòng 6 - 72 tiếng. Bạn có thể bị ớn lạnh và đau đầu. Nó gây ngộ độc cho khoảng 40.000 người mỗi năm, thậm chí nhiều hơn nhưng do nhẹ nên không báo cáo.

Theo Armitage, điều đáng chú ý là nó có gây ra viêm khớp với cảm giác đau khớp, kích ứng mắt, tiểu tiện buốt; đặc biệt là có thể dẫn đến viêm khớp mãn tính.

9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết ảnh 4

7. Nước sẽ giải quyết tất cả các vấn đề

Không. Khi bạn nôn vọt và tiêu chảy, bạn không chỉ bị mất nước mà còn mất cả đường và muối. Vì vậy, theo Armitage, hãy cố gắng uống nhiều nước điện giải, cũng như nhiều nước và nước canh.

Và đừng uống các loại thuốc cầm tiêu chảy, trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Một khi cơ thể bị mất nước, bạn sẽ thấy rất đói. Nhưng đừng ăn quá nhiều, hãy ăn cháo, chuối, táo và bánh mỳ.

8. Tôi không cần bác sĩ

Đó không phải là một cách hay.

Mặc dù hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ giảm dần và tự khỏi nhưng sẽ có một số trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em, người già và những người có vấn đề sức khỏe.

Nếu bạn thấy máu trong phân, sốt, nôn liên tục hay tiêu chảy hơn 2 lần/ngày thì cần đi khám bác sĩ. Việc điều trị bằng kháng sinh (phụ thuộc vào mầm bệnh) và bù nước sẽ giúp đẩy lùi bệnh.

9 hiểu lầm về ngộ độc thực phẩm nhất định bạn phải biết ảnh 5

9. Những bữa ăn ngoài trời luôn đáng sợ

Không đúng. Quan trọng nhất là cách chế biến và bảo quản. Nếu an toàn thì sẽ không có vấn đề gì.

Hãy giữ thực phẩm lạnh hoặc thật nóng, đóng gói thật cẩn thận để thực phẩm không lẫn vào nhau.

Đừng quên rửa tay trước khi ăn bạn nhé!

Ngộ độc thực phẩm đôi khi rất nhẹ và dễ dàng vượt qua nếu bạn khỏe mạnh. Nhưng hãy gắng ngăn chặn nó bởi không ai có thể biết nó sẽ có làm cho bạn khốn khổ đến mức bạn nghĩ rằng mình thà chết còn hơn!

Tin bài liên quan