Ảnh Internet
“Đoàn kết không nhất thiết có nghĩa là mỗi quốc gia trên thế giới phải bắt đầu tiêm chủng chính xác vào cùng một thời điểm. Sự hiểu biết tốt nhất là không ai an toàn trước khi tất cả mọi người đều an toàn”, Kluge nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Khi được hỏi về sự chậm trễ trong việc cung cấp vắc xin Pfizer và AstraZeneca cho bệnh nhân trên 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Kluge và chuyên gia tiêm chủng khu vực châu Âu của WHO, Siddhartha Datta đã kêu gọi các chính phủ và các nhà sản xuất hợp tác để giải quyết các vấn đề ban đầu trong đợt triển khai.
“Thực tế là đang thiếu vắc xin, nhưng chúng tôi không nghi ngờ các nhà sản xuất, họ đang làm việc 24/7 để thu hẹp khoảng cách và chúng tôi tin rằng sự chậm trễ mà chúng tôi đang thấy bây giờ sẽ được giải quyết”, Kluge nói.
WHO nhắc lại rằng vắc xin nên được chia sẻ công bằng giữa các quốc gia nghèo và giàu để giúp chấm dứt đại dịch.
Một số quốc gia EU hiện đang kém xa Israel, Anh và Mỹ trong việc phân phối vắc xin và đang tranh giành để có được vắc xin khi các nhà sản xuất thuốc lớn nhất của phương Tây chậm giao hàng cho EU do các vấn đề sản xuất.
“Chúng ta cần phải kiên nhẫn vì sẽ mất thời gian để tiêm chủng”, Kluge nói và cho biết thêm rằng, cho đến nay, đã có tổng cộng 35 quốc gia ở châu Âu triển khai tiêm chủng với 25 triệu trường hợp được thực hiện.
Kluge cho biết, tỷ lệ lây nhiễm đang tiếp tục cao và các biến thể mới xuất hiện khiến việc tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên là cấp bách, nhưng ông cũng thừa nhận tốc độ sản xuất và phân phối vắc xin vẫn chưa đạt như mong đợi.
Ông nhắc lại lập trường của WHO rằng “hộ chiếu tiêm chủng” - một bằng chứng cho thấy những người đã được tiêm chủng sẽ rất quan trọng để theo dõi mức độ tiêm chủng và hiệu quả của vắc xin nhưng không nên được sử dụng chúng như một xét nghiệm để cho phép mọi người đi du lịch.