WHO: Biến thể Omicron gây nguy cơ toàn cầu rất cao và có khả năng “gây ta hậu quả nghiêm trọng”

WHO: Biến thể Omicron gây nguy cơ toàn cầu rất cao và có khả năng “gây ta hậu quả nghiêm trọng”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến thể Omicron có khả năng lây lan xa hơn và gây ra nguy cơ “rất cao” trên toàn cầu và có thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng” đối với một số khu vực.

Hôm 29/11, WHO cho biết trong đánh giá rủi ro trong một bản tóm tắt kỹ thuật cho 194 quốc gia thành viên: “Với những đột biến có thể tạo ra khả năng thoát khỏi miễn dịch và có thể là lợi thế lây truyền, khả năng lây lan của Omicron ở cấp độ toàn cầu là rất cao”.

“Tùy thuộc vào những đặc điểm này, có thể có những làn sóng lây nhiễm tăng cao trong tương lai và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm nơi có thể xảy ra những làn sóng lây nhiễm”, WHO cho biết.

WHO cho biết, biến thể Omicron "một biến thể rất khác nhau với một số lượng lớn các đột biến khác và có thể liên quan đến khả năng thoát miễn dịch và khả năng lây truyền cao hơn”.

Ẩn số đã biết

Vẫn còn những điều chưa chắc chắn và chưa rõ về biến thể này.

Trước hết, các chuyên gia vẫn chưa biết biến thể này có khả năng truyền nhiễm như thế nào và liệu bất kỳ sự gia tăng lây nhiễm nào có liên quan đến khả năng thoát miễn dịch, tăng khả năng lây truyền nội tại hay cả hai.

Thứ hai, hiện vẫn không chắc chắn về việc vắc xin bảo vệ tốt như thế nào trong việc chống lại sự lây lan và bệnh lâm sàng ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau và tử vong.

Thứ ba, có sự không chắc chắn về việc liệu biến thể có biểu hiện với một mức độ nghiêm trọng khác hay không.

WHO cho biết, sẽ mất nhiều tuần để hiểu được biến thể này có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc chẩn đoán, điều trị và vắc xin. Tuy nhiên, bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể này có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.

Theo một phân tích của Financial Times, dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể này đang lây lan ở Nam Phi nhanh hơn so với các biến thể trước đó và biến thể này có thể bắt đầu gây ra một làn sóng lây nhiễm mới.

Tuy nhiên, các triệu chứng liên quan đến biến thể Omicron đã được bác sĩ Nam Phi mô tả là "cực kỳ nhẹ".

Điều rất quan trọng là cho đến nay, chỉ có một số ít trường hợp nhiễm biến thể này được báo cáo trên khắp thế giới khi chỉ xuất hiện ở một số quốc gia phía Nam châu Phi và một số ít trường hợp ở Anh, Pháp, Israel, Scotland, Bỉ, Hà Lan, Đức , Ý, Úc, Canada và Hồng Kông (Trung Quốc), nhưng biến thể này chưa xuất hiện ở Mỹ, vì vậy có thể mất một thời gian để hiểu đầy đủ các triệu chứng cụ thể.

Do đó, vẫn còn quá sớm để nói mức độ rủi ro sức khỏe mà biến thể mới gây ra là ở cấp độ toàn cầu. Hiện tại, biến thể Delta vẫn là biến thể gây ra phần lớn các ca nhiễm trên toàn cầu.

Kế hoạch giảm thiểu lây nhiễm

WHO đã kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường các nỗ lực giám sát và giải trình tự để hiểu rõ hơn về các biến thể, bao gồm cả biến thể Omicron và tăng cường kiểm tra cộng đồng để phát hiện xem biến thể Omicron có đang lây lan trong cộng đồng hay không.

WHO cũng kêu gọi các quốc gia thành viên đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 “càng nhanh càng tốt”, đặc biệt là trong các nhóm ưu tiên cao.

Tin tức về một biến thể mới đã làm kinh ngạc các thị trường toàn cầu ngày 26/11 nhưng các thị trường chứng khoán đã hồi phục trong ngày 29/11 và đặc biệt là thị trường chứng khoán châu Âu. Khu vực này đã phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ của các ca nhiễm do biến thể delta gây ra và gây áp lực lên các dịch vụ y tế ở một số quốc gia, bao gồm cả Đức và Hà Lan.

Theo đó, WHO đã kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp giảm thiểu để chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm mới nếu xảy ra để giảm “áp lực liên quan đến hệ thống y tế, đảm bảo các kế hoạch giảm thiểu được đưa ra để duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu và các nguồn lực chăm sóc sức khỏe cần thiết được cung cấp để chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm tăng vọt”.

Tin bài liên quan