VN-Index hụt hơi trước áp lực bán ròng của khối ngoại

VN-Index hụt hơi trước áp lực bán ròng của khối ngoại

(ĐTCK) Chỉ số VN-Index đã có tuần thứ hai giảm điểm liên tiếp, với 4 phiên giảm và duy nhất một phiên tăng nhẹ trong tuần qua. 

Chỉ số này đã mất tới 21,6 điểm trong cả tuần, với các ngưỡng kỹ thuật ngắn hạn liên tục bị phá vỡ và thanh khoản thị trường ở mức cao. Khối ngoại liên tục bán ròng trong 4 phiên cuối tuần, với tổng giá trị bán ròng trên 200 tỷ đồng trên HOSE. Khối ngoại mua ròng khá đều đặn trên HNX, nhưng việc mua ròng tập trung ở một số mã nhỏ và vừa nên không có tác động lan tỏa đến thị trường.

Đà giảm của mỗi cổ phiếu lớn dường như đều có lý do riêng. BID mất giá gần 10% trong tuần qua, về 21.300 đồng/CP, được cho là do áp lực chốt lời từ số cổ phiếu mới niêm yết được chuyển đổi từ cổ phiếu MHB. Trong khi đó, việc khối ngoại bán ròng VNM với giá trị khá lớn đã đánh mạnh vào kỳ vọng của nhà đầu tư trong nước đối với giá cổ phiếu này này khi room nước ngoài thực sự được mở.

Nhìn chung, xu hướng ngắn hạn của VN-Index không mấy tích cực. Tuy nhiên, với việc lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vẫn tăng trưởng ổn định, kinh tế đang phục hồi ngày càng thực chất, đây có thể là thời điểm tốt để tích lũy danh mục dài hạn.

Việc không có tiến triển gì về việc mở room cũng khiến áp lực chốt lời của nhà đầu tư trong nước với cổ phiếu này lên cao. MSN vẫn trong xu hướng giảm điểm dài hạn khi mà khối ngoại tiếp tục bán ròng cổ phiếu này với quy mô lớn và liên tục. VIC cũng bị bán ròng mạnh khiến cổ phiếu này không thể phục hồi, dù triển vọng thị trường bất động sản khá tốt ở thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng không phục hồi bền vững khi mà giá dầu vẫn duy trì ở vùng giá thấp và biến động mạnh. Nhìn chung, không có thông tin hỗ trợ và áp lực chốt lời là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm sâu trong tuần qua.

Căng thẳng tỷ giá vẫn là vấn đề lớn trong tuần qua, khi mà tỷ giá USD/VND bán ra của các ngân hàng tiếp tục ổn định ở mức cao, trên 22.500 đồng/USD. Diễn biến này chủ yếu là do kỳ vọng USD sẽ mạnh lên trên toàn cầu sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất hơn là do cung cầu thực sự trong nước.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM, tiền gửi tiết kiệm USD của người dân trên địa bàn tiếp tục tăng dù trần lãi suất tiền gửi USD xuống sát mức 0%. Điều này cho thấy, người dân tiếp tục tích lũy USD bất chấp lãi suất thấp và điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá USD/VND trong thời gian tới, dù cân đối ngoại tệ của nền kinh tế vẫn khá tốt.

Ngoại trừ áp lực tỷ giá, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn khá ổn định trong tháng 11. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nhập siêu tháng 11 khoảng 200 triệu USD và nhập siêu 11 tháng cũng chỉ khoảng 3,8 tỷ USD.

Như vậy, mức nhập siêu lũy kế đã hầu như không tăng trong khoảng 7 - 8 tháng qua, dù bắt đầu vào cao điểm mùa nhập khẩu phục vụ sản xuất – tiêu dùng cuối năm. Giá trị sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao và ổn định, dù tăng trưởng của hoạt động khai khoáng đã giảm mạnh kể từ đầu quý III cho thấy triển vọng tăng trưởng GDP cả năm sẽ vượt mức kỳ vọng 6,5% của Chính phủ.

Nhìn chung, xu hướng ngắn hạn của VN-Index không mấy tích cực. Tuy nhiên, với việc lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vẫn tăng trưởng ổn định, kinh tế đang phục hồi ngày càng thực chất, đây có thể là thời điểm tốt để tích lũy danh mục dài hạn.

Tin bài liên quan