Ảnh Shutterstock

Ảnh Shutterstock

Việt Nam thực sự hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng cũng như là một trong các quốc gia thụ hưởng tiềm năng từ câu chuyện tái định vị chuỗi cung ứng.

Tại Invest ASEAN - Hội nghị các nhà đầu tư hàng đầu tư thường niên năm thứ 8 do Maybank Kim Eng tổ chức với chủ đề ASEAN Rising: The Next Decade (Sự trỗi dậy của khu vực Đông Nam Á: Thập kỷ tiếp theo) kéo dài 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8/2021, bà Linda Liu, Chuyên gia kinh tế Maybank Kim Eng (chuyên về các vấn đề Việt Nam) cho rằng, sự bùng phát Covid có khả năng sẽ tiếp tục củng cố ý tưởng về sự thay đổi chuỗi cung ứng và chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN.

Xuất khẩu là động lực chính của nền kinh tế với sự hồi phục còn rất nguyên vẹn và phần lớn không bị xáo trộn quá nhiều bất chấp sự bùng phát của các đợt dịch bệnh Covid.

Tăng trưởng xuất khẩu đang diễn ra rất mạnh

Tăng trưởng xuất khẩu đang diễn ra rất mạnh

Với tiêu dùng nội địa, nhu cầu vẫn đang bắt kịp với cung, nhưng việc bùng phát covid lần thứ 4 có thể kiến tiêu dùng giảm bớt, doanh số bán lẻ đã giảm 1% trong tháng 5.

Về thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng cũng như là một trong các quốc gia thụ hưởng tiềm năng từ câu chuyện tái định vị chuỗi cung ứng. Dòng vốn FDI tiếp tục phục hồi vào đầu năm 2021. Phần lớn đến từ nguồn vốn FDI đăng ký từ Nhật Bản và các nhà đầu tư Hàn Quốc... cho thấy mong muốn chuyển chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam.

Bà Linda Liu kỳ vọng, sẽ tiếp tục nhìn thấy dòng vốn FDI hồi phục tốt hơn trong nửa cuối năm 2021, qua đó góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong năm nay.

Các lĩnh vực sản xuất chế tạo thường chiếm khoảng 50% tổng số đơn đăng ký FDI Việt Nam.

Các lĩnh vực sản xuất chế tạo thường chiếm khoảng 50% tổng số đơn đăng ký FDI Việt Nam.

"Nhìn lại năm 2019, nơi căng thẳng đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, vốn FDI vào các lĩnh vực sản xuất, chế tạo chiếm 50% tổng số đơn đăng ký của Việt Nam. Điều này xuất phát từ thực tế là sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam", bà Linda Liu nhận định.

Minh chứng rõ ràng hơn, Foxconn và Pegatron - được biết đến là nhà thầu cho một số nhà sản xuất điện thoại trong đó có Apple, cho thấy rằng họ sẽ tăng cường các cơ sở sản xuất và chuyển một số năng lực sản xuất của họ từ Trung Quốc đến Việt Nam. Các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc… cũng là động lực lớn thúc đẩy sự thay đổi quan tâm này.

Cụ thể, năm 2020, Chính phủ Nhật Bản thực hiện kế hoạch tài trợ cho các nhà sản xuất địa phương của họ để thay đổi và tái định vị chuỗi cung ứng. Trong số 30 công ty đăng ký thể hiện sự quan tâm đến việc di chuyển đến Việt Nam.

Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối nghiên cứu phân tích, Maybank Kim Eng Việt Nam chia sẻ thêm, nhìn những “ông lớn” dến Việt Nam, bên cạnh Tập đoàn Pegatron đến từ Đài Loan (Trung Quốc), đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD cho 3 dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, thì trước đó còn có Foxconn, Wistron… đều là 3 tên tuổi của Tập đoàn toàn cầu lớn nhất trong ngành công nghệ, sản phẩm của các dự án tại Việt Nam sẽ cung cấp cho Microsoft, Sony, Lenovo và Apple… Tất cả những điều này cho thấy, dòng vốn FDI đang chảy về Việt Nam, và Việt Nam thực sự được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Theo ông Thành, Việt Nam mong muốn làm nhiều hơn nữa bên cạnh việc thu hút vốn FDI, đó là cải thiện nền giáo dục, nhưng công ty hàng đầu Việt Nam muốn tăng trưởng và phát triển bền vững, họ cần đầu tư vào giáo dục để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tham vọng vươn ra toàn cầu hoặc tham gia vào chuỗi giá trị cao cấp.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành một trung tâm công nghiệp bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng - là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được đề ra để duy trì sức cạnh tranh.

MBKE dự kiến ​​lượng đường cao tốc tăng gần gấp 4 lần trong 5 năm tới. Điều đó cũng cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc muốn thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp FDI trong sự dịch chuyển chuỗi cung ứng này.

Tin bài liên quan