(ĐTCK) Nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-EU lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội, ông Neeraj Swaroop, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã có cuộc trả lời báo giới về “Kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN”.
Vai trò hiện nay của Việt
Nam
trong nền kinh tế khu vực ra sao, thưa ông?
Vai trò của Việt
Nam
trong khu vực đã giảm trong 2 năm vừa qua do những khó khăn nội tại. Tuy nhiên, xét về triển vọng, Việt
Nam
vẫn là một thị trường quan trọng và rất có tiềm năng. Khi các nền kinh tế khác cũng đang lặn ngụp trong khủng hoảng, hiện là thời điểm tốt để Việt Nam tăng cường vai trò và sự hiện diện của mình, cũng như tăng sự hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Theo ông, làm thế nào Việt
Nam
trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài?
Tôi nghĩ các nhà làm luật, Chính phủ đã biết câu trả lời. Tuy nhiên, chúng ta cần có thời gian. Yếu tố nhân công rẻ là quan trọng, nhưng quan trọng nhất là cải thiện cơ sở hạ tầng cứng như: giao thông, đường xá… nhiều hơn để thuận tiện hơn cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó là hạ tầng cơ sở mềm và đặc biệt là cơ sở hạ tầng tài chính ngân hàng. Việt
Nam
cần có tổ chức tài chính mạnh mẽ hơn, phải xây dựng cơ chế về mặt luật pháp, kế toán để tạo môi trường kinh doanh dễ dàng hơn.
Nếu so với các nước trong ASEAN, Việt
Nam
có lãi suất cho vay cao do lạm phát cao. Với xu hướng lạm phát thấp dần, theo ông, Việt
Nam
có nên tiếp tục hạ lãi suất?
NHNN Việt
Nam
đã có nhiều thành công trong vòng 16 - 17 tháng vừa qua với lạm phát giảm nhiều hơn so với mong đợi, đồng thời lãi suất cũng đã giảm tới 6%. Chúng tôi không mong muốn hạ lãi suất nhiều hơn nữa trong năm nay, vì môi trường tiền tệ của Việt
Nam
khá ổn định, đó chính là điều mọi bên đều trông đợi. Việt
Nam
đang ở một vị thế rất tốt để phát triển thương mại trong năm 2013.
Nhưng để hỗ trợ xuất khẩu, theo ông, Việt
Nam
có nên giảm giá đồng nội tệ?
Tôi biết có nhiều đồn đoán giảm giá tiền đồng 2 - 3% trong thời gian tới, nhưng như tôi đã nói, thị trường tiền tệ đã khá ổn định trong 16 tháng qua so với những biến động trong đầu năm 2011. Chúng ta cũng đã nhìn thấy tăng trưởng mạnh về xuất khẩu với tỷ trọng xuất siêu lớn 2 tháng đầu năm nay. Trên cơ sở đó, tôi không thấy cần thiết phải hạ giá đồng tiền trong năm nay.
Vậy theo ông, làm thế nào để Việt
Nam
giảm thâm hụt thương mại với các nước ASEAN khác?
Phần lớn thâm hụt thương mại của Việt
Nam
với các nước ASEAN là sản phẩm dầu mỏ và sự chênh lệch giá trị giữa dầu thô và dầu tinh luyện. Tuy nhiên, chúng ta nên tính đến tăng trưởng thương mại hơn là hạn chế thương mại. Ví dụ như, xuất khẩu điện tử của Việt
Nam
đạt mức tăng trưởng cao 85,9% so với cùng kỳ năm 2012, được thúc đẩy bởi thương mại với ASEAN+3. Hay nhu cầu may mặc, công nghiệp chế biến thực phẩm là những cơ hội để Việt
Nam
có cơ hội giải quyết thâm hụt thương mại. Nhưng điều quan trọng là nếu không có cơ sở hạ tầng sản xuất tốt sẽ vẫn có thâm hụt về thương mại.