Năm 2006, lãnh đạo Đại học Y Tokyo nhận thấy điều mà họ cho là vấn đề: Quá nhiều thí sinh nữ.
Tỷ lệ dân số già tăng nhanh khiến Nhật Bản cần thêm nhiều bác sĩ. Nhưng phụ nữ có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn nam giới, theo WSJ.
Các lãnh đạo đại học cho rằng họ cần có thêm nhiều bác sĩ nam. Vì vậy, hàng năm, họ can thiệp vào máy tính chấm điểm thi tuyển đại học để trừ điểm của các nữ thí sinh.
Kết quả là vào năm 2018, tỷ lệ nam sinh trong trường cao gấp 4 lần nữ sinh. Nhà trường đã xin lỗi trong cuộc họp báo hôm qua.
Bê bối đã gây phẫn nộ ở Nhật Bản. Các lãnh đạo trường đã từ chức. Bộ Giáo dục Nhật kêu gọi điều tra khẩn cấp công tác tuyển sinh tại tất cả trường y trong nước.
Vụ sửa điểm cũng giải thích lý do tại sao Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - có rất ít phụ nữ trong các ngành nghề và vị trí quản lý ưu tú.
Nhật Bản xếp hạng 114 trong số 144 quốc gia về bình đẳng giới năm ngoái, theo cuộc khảo sát hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Một trung tâm nghiên cứu của Nhật kết luận nước này có tỷ lệ nữ quản lý thấp nhất trong số các nước phát triển, ở mức 13%.
Y được coi là một trong những ngành bảo thủ nhất ở Nhật. Họ chỉ có 21% bác sĩ nữ trong năm 2016 - thấp nhất trong số 36 quốc gia được khảo sát bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Môi trường cho các nữ bác sĩ "không hề thay đổi kể từ khi tôi vào trường y", 50 năm trước, Takako Tsuda, một nữ bác sĩ gây mê cho biết.
Bác sĩ nhi khoa Tokyo Yasumi Morito là một thực tập sinh khi bà sinh con đầu lòng 18 năm trước. Bệnh viện nơi bà làm không có chế độ thai sản cho thực tập sinh, vì vậy, bà đã phải bỏ việc.
6 năm sau, khi sinh con thứ hai, bà đang làm việc tại một bệnh viện công có chế độ thai sản.
Tuy nhiên, bệnh viện nói rằng họ không thể thuê bác sĩ thay thế trừ khi bà rời đi, vì vậy, bà phải nghỉ việc một lần nữa.
Đối với nhiều người, bê bối bị phanh phui không phải là điều ngạc nhiên.
Tổ chức của bác sĩ Tsuda một năm trước đăng các bài xã luận bày to nghi ngờ liệu có hình thức "chặn đường" nào dẫn đến việc ít nữ thí sinh vượt qua kỳ thi đầu vào trường y tại Nhật hay không.
Không chỉ vậy, phụ nữ còn phàn nàn rằng họ gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc và thăng tiến.
Một số bác sĩ và lãnh đạo trường y vẫn nghĩ rằng ngành này chỉ dành cho nam giới, đặc biệt là những công việc nhiều áp lực như phẫu thuật.
Khi Tsuda đi xin việc năm 1969, một số phòng ban nói thẳng rằng họ "không cần phụ nữ". Bà cho biết thái độ đó vẫn tồn tại dù giờ họ không nói thẳng ra.
Nhiều bệnh viện trì trệ trong việc áp dụng các quy định nghỉ thai sản và đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều bác sĩ nữ ở Nhật nghỉ việc trong 10 năm đầu sự nghiệp.
Bác sĩ nhi khoa Tokyo Yasumi Morito là một thực tập sinh khi bà sinh con đầu lòng 18 năm trước. Bệnh viện nơi bà làm không có chế độ thai sản cho thực tập sinh, vì vậy, bà đã phải bỏ việc.
6 năm sau, khi sinh con thứ hai, bà đang làm việc tại một bệnh viện công có chế độ thai sản. Tuy nhiên, bệnh viện nói rằng họ không thể thuê bác sĩ thay thế trừ khi bà rời đi, vì vậy, bà phải nghỉ việc một lần nữa.
Hitomi Kataoka, thực tập sinh tại Bệnh viện Đại học Okayama, cho biết một năm trước, cô đang đến nhà trẻ để đón đứa con một tuổi thì nhận được cuộc điện thoại nói rằng cô cần đến bệnh viện để chăm sóc cho một bệnh nhân.
Nhật, không giống như các nước như Mỹ, nhìn chung không có hệ thống bàn giao bệnh nhân cho các bác sĩ hoặc nhóm y tế khác khi người phụ trách vắng mặt. Vì vậy, Kataoka phải nhanh chóng trở lại bệnh viện và nhờ người trông con khi cô làm việc.
"Bệnh viện đại học có rất nhiều bác sĩ, họ lẽ ra có thể thiết lập hệ thống thay ca để thuận tiện hơn cho các bà mẹ", bà nói. "Nhưng khi mọi người nghĩ rằng làm việc 24 giờ một ngày là bình thường thì thật khó để làm khác đi".
Yusuke Takanashi, người điều hành một trường dự bị đại học y ở Tokyo, cho biết ngay từ khi phỏng vấn tuyển sinh đại học, các nữ thí sinh đã nhận được câu hỏi xoay quanh vấn đề thu xếp công việc gia đình.
"Phụ nữ đôi khi được hỏi những điều như "cô có kế hoạch kết hôn hoặc có con không, cô làm thế nào để cân bằng điều đó với công việc?", ông nói. Takanashi khuyên các nữ thí sinh trả lời đúng sự thật nhưng nên nhấn mạnh rằng họ muốn làm bác sĩ trong một thời gian dài.
Takanashi cho biết nhiều trường y ở Nhật Bản có tỷ lệ nam nữ tương tự như Đại học Y Tokyo - điều mà ông thấy đáng ngờ.
Thay đổi hệ thống y tế Nhật Bản để phụ nữ có thể hành nghề dễ dàng như nam giới đòi hỏi cải cách mọi thứ, từ thi đầu vào cho đến cách chăm sóc bệnh nhân, Murasaki Ikeda, một bác sĩ phụ khoa có hai con, đã bỏ việc ở một bệnh viện lớn ở Tokyo để mở phòng khám riêng, nhận định.