Giá dầu thô Brent tăng 1,53 USD, tương đương 1,6% trong phiên Thứ Tư tuần qua, đạt mức 94,81 USD/thùng. Dầu WTI tăng 1,31 USD/thùng, tương đương 1,4%, lên mức 93,38 USD/thùng sau khi ghi nhận mức giảm 3,6% trong phiên giao dịch Thứ Ba.
Nga đã tuyên bố rút một phần quân đội ra khỏi biên giới Ukraine, nhưng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh không có hành động giảm leo thang và Nga đang tiếp tục xây dựng quân đội. Bjarne Schieldrop, Trưởng nhóm phân tích hàng hóa tại SEB ở Oslo cho biết: "Nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lược quy mô toàn diện đã giảm đi một chút, nhưng tình trạng hiện tại có thể còn kéo dài rất lâu".
Ngoài căng thẳng chính trị tại Ukraine, theo Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, thị trường dầu mỏ vẫn thắt chặt nguồn cung và giá đã đi lên trước khi căng thẳng chính trị leo thang.
Các nhà đầu tư đầu tuần này chờ dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần của Hoa Kỳ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng để phán đoán tiếp đường đi của giá dầu, dù trước đó một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ có thể giảm 1,5 triệu xuống 1,6 triệu thùng.
Kỳ vọng về việc dầu Brent chạm mốc 100 USD/thùng giờ đây nghiêng về "khi nào" hơn là "nếu". Ngay cả OPEC cũng lo lắng về điều đó.
Tarek el Molla (Ai Cập) khẳng định với CNBC’s Hadley Gamble gần đây: “Chắc chắn là giá dầu sẽ lên 3 con số”.
Trong khi đó, người đứng đầu OPEC, ông Mohamed Barkindo cho biết, tổ chức này đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung dầu.
Dù nguyên nhân chính đằng sau đợt tăng đột biến mới nhất của giá dầu là địa chính trị thay vì cơ bản, có thể căng thẳng sớm hay muộn sẽ tan biến và các nguyên tắc cơ bản sẽ tự tái lập. Nhưng thông tin mới nhất từ Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, lại cho thấy với bất kỳ dấu hiệu nào thì sự vận động của giá dầu có vẻ sẽ không làm hài lòng những người mong muốn giá dầu duy trì ở mức vừa phải.
Sau khi thúc giục thế giới ngừng khai thác để tìm kiếm thêm dầu trong Lộ trình đến Net Zero được công bố vào tháng 5 năm ngoái, OPEC được thúc giục bơm thêm dầu. Lần đầu tiên IEA thực hiện sự thúc giục này và họ đã làm điều đó là vào tháng 10 năm ngoái khi cho biết trong Báo cáo thị trường dầu mỏ rằng năng lực sản xuất dự phòng của OPEC thấp một cách nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhiều thành viên OPEC không đủ khả năng đầu tư những gì cần thiết cho hoạt động thăm dò mới. Đặc biệt là do các tài liệu như Bản đồ đường đến Net Zero rất riêng của IEA, dự đoán sự sụp đổ của ngành dầu mỏ và khí đốt sắp xảy ra.
Các ngân hàng đang rút khỏi ngành dầu khí, do đó, nguồn tài chính trở nên khó kiếm hơn. Trong khi, một số thành viên OPEC, đặc biệt là các thành viên nghèo hơn, có lẽ đang mong muốn giá cao, giao dịch dầu thô Brent ở mức hơn 100 USD / thùng.
Dù vậy, giá dầu tăng mạnh sẽ là thảm họa với nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đang chống lại lạm phát đang gia tăng, trong khi cố gắng sắp xếp chương trình nghị sự mới về biến đổi khí hậu và giữ cầu năng lượng ổn định cho hầu hết công dân của họ.
Nhu cầu thiết yếu của người dân được đảm bảo đang trở thành một thách thức lớn. Thông thường, giá cao quá mức dẫn đến nhu cầu giảm và đây là nguyên nhân khiến cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ lo ngại.
Bối cảnh hiện tại kéo dài cũng có thể là một chủ ý, đẩy lùi nhiên liệu hóa thạch. Giá dầu quá cao có thể cung cấp động lực bổ sung rất cần thiết để đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi năng lượng, cả về phía chính phủ và doanh nghiệp, thúc đẩy các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch…