Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 7.7. BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 7.7. BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC.

Trung Quốc hy vọng tân Đại sứ Mỹ “thúc đẩy hợp tác hữu nghị” giữa 2 nước

0:00 / 0:00
0:00
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Bắc Kinh hy vọng tân Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sẽ “dốc sức thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa hai nước Trung - Mỹ, phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ phát triển lành mạnh, ổn định”.

Trong phản ứng mới nhất sau khi Mỹ đề cử tân Đại sứ tại Trung Quốc, Bắc Kinh hôm 23/8 đã bày tỏ hy vọng đại sứ mới sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác song phương, trong khi giới phân tích Trung Quốc cho rằng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ phức tạp như hiện nay.

Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 23/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Bắc Kinh hy vọng tân Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sẽ “dốc sức thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa hai nước Trung - Mỹ, phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ phát triển lành mạnh, ổn định”.

Trước đó, hôm 20/8, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử ông Nicholas Burns, 65 tuổi làm tân Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Ông Burns được đề cử sau khi tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương chính thức bắt đầu nhiệm kỳ được gần 1 tháng và chiếc ghế Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc bị bỏ trống hơn 10 tháng, điều hiếm thấy kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ông Burns được các chuyên gia Trung Quốc đánh giá là “một nhà ngoại giao có kinh nghiệm”, hiểu Trung Quốc, không chỉ có thể dễ dàng được lưỡng đảng tại Mỹ chấp nhận, mà còn được Bắc Kinh khá hoan nghênh.

Giới học giả Trung Quốc đón nhận thông tin đề cử tân Đại sứ Mỹ với thái độ “lạc quan thận trọng”. Theo họ, việc Mỹ tuyên bố đề cử đại sứ của mình tại Trung Quốc sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nhậm chức, là biểu hiện của “ngoại giao đối đẳng” và không loại trừ đây là hành động có chủ đích.

Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, nếu đề cử ông Burns được thông qua thuận lợi tại Thượng viện, nó sẽ có ý nghĩa tích cực đối với quan hệ hai nước, tuy nhiên trước tình hình phức tạp của quan hệ Trung - Mỹ hiện nay, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng. Với họ, nếu ông Burns “có thể thực hiện được chức năng truyền tải thông tin nhanh chóng, hiệu quả giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đã là khá tích cực.”

Liên quan đến tranh cãi Mỹ - Trung về nguồn gốc đại dịch Covid-19, Bắc Kinh ngày 23/8 một lần nữa khẳng định Washington mới là bên đáng bị điều tra.

Thời gian gần đây, bên cạnh phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick, Trung Quốc thường xuyên nhắc đến phòng thí nghiệm của Đại học Bắc Carolina và giáo sư Ralph S. Baric của trường này. Vị giáo sư này được mệnh danh là “Thợ săn virus corona” và có quan hệ hợp tác mà theo Bắc Kinh là không bình thường với căn cứ Fort Detrick.

Theo thông tin từ phía Trung Quốc, hồi tháng 9 năm ngoái, ông Baric từng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia Italia rằng có thể “cải tạo virus mà không để lại dấu vết.” Do vậy, Bắc Kinh cho rằng, chỉ cần điều tra nhóm của giáo sư Baric và phòng thí nghiệm của họ là có thể làm rõ liệu có các nghiên cứu về virus corona hay không và có thể tạo ra SARS-CoV-2 hay không?

Bắc Kinh luôn khẳng định virus không bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán và việc bôi nhọ nước này không thể “gột rửa” được cho Mỹ, bởi trên thực tế với Trung Quốc “Mỹ mới là đối tượng cần được điều tra nhất”.

Tin bài liên quan