Trung Quốc có thể chịu tổn thất lớn nhất khi không tham gia TPP

Trung Quốc có thể chịu tổn thất lớn nhất khi không tham gia TPP

(ĐTCK) Theo Bloomberg, TPP mang tới những lợi ích và cả những tổn thương đối với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Còn Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể là một trong những quốc gia chịu tổn thất lớn nhất khi không tham gia TPP.

Đêm ngày (5/10) theo giờ Việt Nam, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được công bố sau 5 năm tiến hành đàm phán. TPP sẽ viết lại các quy tắc thương mại giữa 12 quốc gia thành viên, được ước tính chiếm 40% sản lượng đầu ra của nền kinh tế toàn cầu.

Theo ước tính của Nhà Trắng, sẽ có khoảng 18.000 loại thuế được gỡ bỏ đối với hàng hóa sản xuất từ Mỹ, trong khi giúp cho các quốc gia thành viên khác như Việt Nam và New Zealand có cơ hội dễ dàng hơn để thâm nhập vào các thị trường thuộc TPP.

Hiệp định này vẫn cần có sự chấp nhận từ chính phủ các nước thành viên trước khi đưa vào thực tiễn, tuy nhiên, việc hoàn tất đàm phán TPP đã là một bước tiến rất dài. Trong số các quốc gia châu Á, TPP sẽ đem lại lợi ích, đồng thời tổn thương một số quốc gia.

Nhật Bản

- Các nhà sản xuất ô tô và linh phụ kiện chế tạo ô tô có lẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất, khi họ có cơ hội giảm bớt chi phí để thâm nhập vào Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản.

- Nhật Bản buộc phải giảm thiểu các biện pháp bảo vệ đối với một số lĩnh vực, chẳng hạn như lúa gạo, cung cấp hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cho các quốc gia thành viên TPP.

-  Những người nông dân chăn nuôi sẽ chịu thiệt hại lớn nhất khi thuế đánh vào sản phẩm thịt bò sẽ giảm xuống còn 9% trong 16 năm tới, so với mức 38,5% hiện tại. Trong khi, thuế nhập khẩu thịt lợn cũng giảm xuống.

Australia

- Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết, TPP sẽ khiến quốc gia này mất đi khoảng 9 tỷ AUD từ các khoản thuế nhập khẩu.

- Australia sẽ được tiếp cận sâu hơn đối với thị trường đường của Mỹ, trong khi Nhật Bản sẽ giảm thuế đối với thịt bò xuất khẩu từ quốc gia này.

- Australia sẽ phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm hải sản và nông nghiệp, đồng thời có những ưu đãi đối với mặt hàng lúa gạo, ngũ cốc từ các quốc gia thành viên khác.

- Australia và New Zealand đã thành công trong việc tạo áp lực buộc Mỹ phải nhượng bộ đối với vấn đề thời gian bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm thuốc. Theo đó, thời gian bảo hộ độc quyền sẽ là 5 năm, so với 12 năm mà Mỹ đề nghị trước đó. Điều này dẫn tới giá thuốc sẽ rẻ hơn, đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

-  Việc giảm thuế đối với nhiều mặt hàng, từ sắt thếp, dược phẩm, máy mốc, giấy, cho tới linh kiện ô tô sẽ giúp các nhà sản xuất tại Australia hưởng lợi.

New Zealand

- Bộ trưởng Thương mại New Zealand cho biết, việc giảm thuế của các đối tác trong TPP giúp quốc gia này tiết kiệm được 168 triệu USD tiền thuế mỗi năm.

- Ngành công nghiệp bơ xưa, vốn chiếm khoảng ¼ giá trị xuất khẩu của New Zealand, sẽ tiết kiệm được khoảng 102 triệu NZD/năm. Một số rào cản thuế quan chủ yếu vẫn được giữ ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Canada và Mexico, tuy nhiên, các sản phẩm từ New Zealand vẫn nhận được những ưu đãi đặc biệt.

-  Thuế nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản được giảm xuống cũng mang lại những lợi ích lớn cho New Zealand. Chưa kể tơi, các hàng hóa xuất khẩu khác bao gồm hoa quả, hải sản, rượu vang và thịt cừu cũng được giảm dần.

Việt Nam

- Theo Eurasia Group, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất, khi TPP có khả năng thúc đẩy GDP Việt Nam tăng trưởng tới 11% vào năm 2025, trong khi xuất khẩu tăng trưởng 28% trong cùng thời kỳ.

- Việc Mỹ và Nhật Bản giảm bớt các rào cản thương mại sẽ giúp cho các nhà sản xuất tại Việt Nam, vốn có lợi thế nhờ chi phí sản xuất rẻ, có thêm được lợi thế trên thương trường, đặc biệt là so với Trung Quốc. Tuy nhiên, những tác động này bị hạn chế phần nào khi Việt Nam phải đối mặt với quy định về nguồn gốc sản phẩm.

- Ngành thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi các loại thuế đối với tôm, mực, cá ngừ nay sẽ được giảm xuống ở mức trung bình từ 6,4% - 7,2%.

-  Việc giảm bớt các loại thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc có thể tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các công ty nội địa. TPP cũng sẽ gia tăng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế các công ty Việt Man trong việc sản xuất các sản phẩm thuốc genetic.

Malaysia

-  Các công ty nhà nước tại Malaysia sẽ chịu tổn thương bởi TPP, khi hiệp định này mang tới sự cạnh tranh một các công bằng giữa công ty của các quốc gia thành viên.

-  Các nhà xuất khẩu sản phẩm ngành điện, sản phẩm hóa chất, dầu cọ và cao su là những người có được nhiều lợi ích. Hiện tại, Malaysia là nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới và là một trong những quốc gia trồng cao su lớn nhất thế giới.

Trung Quốc

- Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể là một trong những quốc gia chịu tổn thất lớn nhất khi không tham gia TPP, cho phép Mỹ thắt chặt mối quan hệ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

- Một phần thị phần xuất khẩu của Trung Quốc sẽ rơi vào tay Mỹ, Nhật Bản và quốc gia đang phát triển như Việt Nam, theo chuyên gia kinh tế Fielding Chen.

Tin bài liên quan