Trung Quốc có kế hoạch đặt ra giới hạn mới đối với giá than để khắc phục khủng hoảng năng lượng

Trung Quốc có kế hoạch đặt ra giới hạn mới đối với giá than để khắc phục khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trung Quốc đang xem xét đặt ra các giới hạn mới về biến động giá than nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng của quốc gia, mặc dù có nguy cơ hạn chế lợi nhuận trong lĩnh vực này.

Hôm thứ Ba (26/10), Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho biết, cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu đang nghiên cứu các kế hoạch về một “cơ chế hình thành giá để hướng dẫn sự ổn định lâu dài của giá than trong một phạm vi hợp lý”. Các quan chức đã tiến hành công việc để đánh giá chi phí sản xuất trung bình và giúp thiết lập tỷ lệ chuẩn.

Giá than vật chất và hợp đồng tương lai than đã tăng mạnh từ khoảng đầu tháng trước khi Trung Quốc bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu điện, tác động đến các ngành công nghiệp chủ chốt và có nguy cơ kìm hãm tăng trưởng.

Hành động của các nhà chức trách để hạn chế mức tăng của giá than và giúp các thợ đào tăng nguồn cung đã có tác động tới thị trường và hợp đồng tương lai giảm khoảng một phần ba trong tuần qua.

Hợp đồng tương lai than nhiệt trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu

Hợp đồng tương lai than nhiệt trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu

Hợp đồng than nhiệt hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu giảm tới khoảng 7,6% vào sáng thứ Ba (26/10) xuống 1.207 nhân dân tệ (189 USD)/tấn, mức giá trong ngày thấp nhất trong gần một tháng.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết trong một lưu ý hôm thứ Hai (25/10) rằng, giá than có thể tiếp tục tăng trong suốt thời gian còn lại của năm với lượng tồn kho vẫn ở mức thấp và nhu cầu cao điểm vào mùa đông đang đến gần, trước khi điều chỉnh vào quý I/2022.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc

Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất trong nhiều năm do thiếu than. Các nhà phân tích cho biết rằng, trong khi Úc có lượng than mà Bắc Kinh cần, Trung Quốc cũng khó có thể sớm đảo ngược lệnh cấm nhập khẩu than không chính thức từ Australia.

Vivek Dhar, nhà phân tích hàng hóa năng lượng và khai thác tại Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Các báo cáo về một lượng nhỏ than của Úc được phép thông quan ở Trung Quốc đã làm gia tăng suy đoán rằng chính quyền Trung Quốc sẽ xem xét nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu đối với than từ Úc”.

“Chúng tôi không cho rằng, các nhà chức trách Trung Quốc sẽ nới lỏng lệnh cấm của Trung Quốc đối với than Úc vào mùa đông này”, ông cho biết.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã ngừng mua than từ Úc. Điều đó xảy ra khi căng thẳng thương mại giữa hai nước tăng cao sau khi chính phủ Úc ủng hộ lời kêu gọi quốc tế điều tra Bắc Kinh về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Trước đó, Úc là nhà cung cấp than lớn cho Trung Quốc và khoảng 38% lượng than nhiệt nhập khẩu của Trung Quốc từ Úc trong năm 2019.

Kể từ giữa tháng 8, có ít nhất 20 tỉnh ở Trung Quốc đã thông báo cắt điện ở các mức độ khác nhau do một số yếu tố bao gồm sự thiếu hụt nguồn cung cấp than, chính phủ yêu cầu khắt khe hơn trong việc cắt giảm lượng khí thải và nhu cầu sản xuất cao hơn khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch.

Các quan chức đã hối thúc các công ty năng lượng nhà nước hàng đầu phải đảm bảo nguồn cung cho mùa đông sắp tới bằng mọi giá.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ không sớm dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu đối với Úc. Thay vào đó, họ dự đoán Trung Quốc sẽ tìm cách thúc đẩy sản xuất than của chính mình, khai thác các nhà cung cấp quốc tế khác và thúc đẩy các ngành công nghiệp của mình hạn chế sản lượng và khí thải.

Theo Rory Simington, nhà phân tích chính của Wood Mackenzie, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ cho phép các công ty mua các lô hàng than mới từ Úc.

Trung Quốc có khả năng thúc đẩy nhập khẩu than từ Indonesia nhưng họ đã gần đạt công suất cao nhất. Bắc Kinh cũng có thể tìm đến các nước khác để tìm nguồn cung cấp nhiều than hơn.

Nhà phân tích Vivek Dhar Dhar cho biết, bất chấp lệnh cấm không chính thức đối với Úc, nhập khẩu than nhiệt của Trung Quốc vẫn “khá tốt” do lượng cung ngày càng tăng từ Indonesia và Nga. Ông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8, Indonesia chiếm khoảng 57% lượng than nhiệt nhập khẩu của Trung Quốc.

Tin bài liên quan