Trong khi đó, thị trường dầu thô hợp đồng tháng 12 tăng 0,7% trong tuần, sau khi chốt phiên 21/10 tăng 1,33 USD, tương ứng 1,6%, lên 87,4 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, phá vỡ tình trạng đi xuống hai phiên liên tiếp.
Đóng cửa trước đó, ở châu Á, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 cũng đã tăng được 30 xu, lên 86,37 USD/thùng trên sàn giao dịch điện tử Singapore. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng thêm 8 xu lên mốc 109,54 USD/thùng. Nhà đầu tư châu Á tăng mua vào, đẩy giá dầu đi lên.
Nguyên nhân giúp giá dầu thô kỳ hạn tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch đêm qua là nhờ tín hiệu lạc quan về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và việc đồng USD suy yếu. Trong đó, "xung lực chính là sự đi xuống của USD", Jason Schenker, Chủ tịch Hãng Prestige Economics LLC, cho hay.
Phiên giao dịch ngày 21/10, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đứng ở mức 76,427 điểm, giảm khá nhiều so với mức 76,958 điểm trong phiên 20/10. Đồng USD suy yếu là yếu tố có lợi cho các hàng hóa được định giá bằng tiền tệ này.
Hôm qua, giới đầu tư dầu ăn mừng sau một tuyên bố từ Pháp và Đức cam kết trong vài ngày tới sẽ đưa ra một kế hoạch giải cứu cụ thể cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Dự kiến, lãnh đạo hai nền kinh tế này sẽ gặp nhau ở
Tiếp đó, một cuộc họp thượng đỉnh khác sẽ được tổ chức vào tuần sau, muộn nhất là tới ngày 26/10, để chính thức thông qua những giải pháp đã được các nước thành viên Liên minh châu Âu chấp thuận trong phiên họp ngày 23/10.
Góp phần nâng giá dầu đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần, còn có yếu tố chứng khoán. Phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng trưởng bùng nổ, sau khi một loạt tập đoàn lớn như McDonald's công bố kết quả kinh doanh quý 3 vượt mọi kỳ vọng của giới phân tích.
Giá dầu đã "đi theo" chứng khoán nhiều tháng nay, do thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu về triển vọng kinh tế và là cơ sở để xác định xu hướng tiêu thụ năng lượng.
Các nhà đầu tư hiện cũng đang theo dõi sát vấn đề
Trước khi xảy ra cuộc nội chiến, Libya đã sản xuất khoảng 1,4 triệu thùng dầu/ngày, trong đó khoảng 85% được xuất khẩu sang châu Âu. Sự sụt giảm của sản lượng dầu ở