Khi việc minh bạch thông tin tốt hơn, các nhà đầu tư sẽ tự tin hơn về độ chân thật của các dự án tài chính xanh.

Khi việc minh bạch thông tin tốt hơn, các nhà đầu tư sẽ tự tin hơn về độ chân thật của các dự án tài chính xanh.

Thách thức của phát hành trái phiếu xanh

(ĐTCK) Bên trong ngành tài chính đang diễn ra những cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để đưa lời nói thành hiện thực.

Trong vài tháng qua, phong trào xanh đã đạt được một số kết quả khả quan. Trong tháng 5, các đảng xanh ở nhiều quốc gia đã giành được nhiều vị trí quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu. Tháng 6, Thủ tướng Anh Theresa May cam kết quốc gia này sẽ giảm phát thải khí carbon về 0 vào năm 2050. Anh cũng là nền kinh tế lớn đầu tiên thực hiện cam kết này.

Ðây là bước tiến đáng hoan nghênh. Ðộng thái chính trị là bước đi cần thiết hướng tới mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ xuống 20 độ C như đã đề ra trong Thỏa thuận chung Paris 2015. Nhưng điều này vẫn chưa đủ.

Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cần phải trích thêm khoảng 100.000 tỷ USD (tương đương 79.000 tỷ bảng Anh) cho tới năm 2030 để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và đạt được các mục tiêu tại Paris. Các chính phủ và khu vực công không thể làm điều này một mình.

Các ngân hàng, nhà đầu tư và các tổ chức phát hành chứng khoán cần phải có trách nhiệm hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu. Ðến nay, chúng ta vẫn chưa làm đủ.

Nhận thức về các sản phẩm xanh và bền vững trong ngành tài chính đã nâng cao đáng kể trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, nhận thức chưa đi đôi với tốc độ gia tăng số tiền xanh khi hoạt động phát hành trái phiếu xanh chỉ tăng 3% từ 2017 đến 2018, tương đương 167,6 tỷ USD.

Tổng các đợt phát hành trái phiếu dành cho phát triển bền vững đạt 247 tỷ USD trong năm 2018 (theo BloombergNEF). Những con số này có vẻ to lớn, nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra tác động trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Ðiều gì có thể cải thiện vấn đề này? Ðầu tiên, chúng ta cần tự tin về tính hiệu quả của tài chính xanh. Lợi nhuận từ các sản phẩm xanh thường bằng hoặc thậm chí cao hơn các sản phẩm thông thường tương tự.

Chúng ta nên chuyển tài chính xanh ra khỏi vị trí ngách, như những gì đang diễn ra trong chính trị. Chúng ta quá thường thấy đầu tư xanh bị giảm quy mô, tách khỏi nguồn vốn chính. Cộng đồng đầu tư có thể hoàn thành nhiệm vụ và hô hào về một số dự án cụ thể trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng sẽ không bao giờ đạt được mức đầu tư đáng kể và rộng rãi như chúng ta cần.

Tương lai chúng ta phụ thuộc vào những dự án phát triển bền vững và những dự án này không nên được nhìn nhận là duy nhất, đặc biệt hay kỳ lạ. Chúng ta cần biến chúng thành chuẩn mực, và giảm thiểu hết mức có thể những dự án có hàm lượng carbon cao.

Thách thức của phát hành trái phiếu xanh ảnh 1

Ông Daniel Klier, Giám đốc phụ trách Tài chính bền vững, Tập đoàn HSBC.

Tăng cầu ắt sẽ kéo theo tăng cung. Ở đây, các nhà đầu tư đối mặt với một vấn đề - cái gì thật sự được tính là phát triển bền vững?

Những nhân tố nào họ nên xem xét khi đánh giá một sản phẩm gắn mác sản phẩm xanh? Làm sao tin được tính chân thật của sản phẩm? Ðến nay, sự không chắc chắn này đã làm suy yếu việc mua vào hoặc đầu tư vào các sản phẩm bền vững. 

Ðây chính là điểm các tổ chức phát hành chứng khoán cần thể hiện vai trò trong việc minh bạch thông tin. Không nhất thiết phải là những điều khoản đặc biệt thú vị, nhưng minh bạch thông tin là chìa khóa khai mở sức mạnh thực sự của tài chính bền vững. Minh bạch thông tin phù hợp sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều thông tin hơn khi họ phân bổ tiền đầu tư.

HSBC và các định chế tài chính khác đã tham gia sâu vào Nhóm làm việc về minh bạch thông tin tài chính liên quan đến khí hậu (Task Force on Climate-related Financial Disclosures - TCFD).

TCFD đã phát triển bộ tiêu chuẩn về tự nguyện minh bạch thông tin đối với việc phát hành các sản phẩm xanh và bền vững.

Ðến nay, hơn 340 nhà đầu tư với gần 34.000 tỷ USD tài sản thuộc quyền quản lý đã cam kết sẽ cùng tham gia với các doanh nghiệp phát hành và áp dụng những đề xuất của TCFD. Con số này cần phải cao hơn nữa.

Khi việc minh bạch thông tin tốt hơn, các nhà đầu tư sẽ tự tin hơn về độ chân thật của các dự án tài chính xanh, từ đó nhu cầu với các sản phẩm này cũng sẽ tăng cao.

Chúng ta ủng hộ minh bạch thông tin tự nguyện, nhưng các tổ chức tư nhân còn rất ít thời gian để chứng minh điều này hiệu quả. Nếu không, minh bạch thông tin sẽ là bắt buộc. Nếu các nhà lập pháp cũng tham gia vào, chúng ta cần thận trọng xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế nhất quán.

Bước cuối cùng đưa chúng ta quay lại với các cá nhân trong xã hội. Tương tự việc mọi người đều có quyền bầu cử, chúng ta cần để họ có quyền sử dụng túi tiền của mình. Chúng ta cần bồi đắp một mối quan hệ thân thiết hơn giữa người tiêu dùng các dịch vụ tài chính hàng ngày như vay thế chấp, bảo hiểm, lương hưu và tài chính xanh.

Ở nhiều quốc gia, người dân có thể lựa chọn những nhà cung cấp điện nào có sản xuất 100% điện từ năng lượng tái tạo. Họ cũng có thể tự do lựa chọn tương tự với đầu tư bán lẻ và các sản phẩm tài chính khác.

Ðiều này, một lần nữa, lại liên quan đến minh bạch thông tin. Người tiêu dùng đang ngày càng hiểu biết hơn về các sản phẩm xanh. Chúng ta nên đảm bảo họ được cung cấp tất cả thông tin đúng để có những quyết định tài chính phù hợp với giá trị cá nhân.

Nếu vấn đề môi trường được giải quyết, nó sẽ mang lại vô số thay đổi trong mọi mặt đời sống. Tài chính là lĩnh vực duy nhất khiến điều này thành hiện thực.

Ngành tài chính hiện diện trong mọi mặt của nền kinh tế và xã hội. Tài chính phục vụ cho chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân và đặc biệt, có thể luân chuyển dòng tiền từ khắp nơi trên thế giới vào đúng nơi, đúng chỗ. Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức trước mắt và cần tạo điều kiện cho tài chính xanh phát triển.

(Bài được đăng lần đầu trên Daily Telegraph ngày 25/6/2019)

Tin bài liên quan