Ông Trịnh Văn Quyết, người giàu nhất sàn chứng khoán 2016

Ông Trịnh Văn Quyết, người giàu nhất sàn chứng khoán 2016

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016

(ĐTCK) Năm 2016, Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều điều thú vị. Một trong số đó là việc ông Phạm Nhật Vượng, người giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán suốt 7 năm đã được thay bởi một "Mr.Goft" 7x Trịnh Văn Quyết.

Được mệnh danh là “ông vua tốc độ thi công” - ROS chào sàn HOSE với khối lượng niêm yết lên tới 430 triệu cổ phiếu, đã cung cấp cho thị trường một luồng “hàng” khá lớn.

Chuỗi tăng giá "thần tốc" của ROS tạo nên một sự thú vị lớn nhất của chứng khoán 2016 khi giúp người sở hữu lớn tại ROS là ông Trịnh Văn Quyết vào danh sách tỷ phú USD, đồng thời giữ luôn ngôi vị người giàu nhất sàn chứng khoán.

Mặc dù giá cổ phiếu ROS có dao động vào cuối tháng 11 và 12/2016, nhưng chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm (30/12), ông Trịnh Văn Quyết vẫn giữ được "ngôi vương" của năm 2016 ở vị trí dẫn đầu tài sản trên sàn chứng khoán.

Như vậy, sau 7 năm liên tiếp nắm giữ vị trí người giàu nhất thị trường chứng khoán, ông Phạm Nhật Vượng đã nhường “ngôi vị” cho ông Quyết và lùi về vị trí thứ 2 với tổng tài sản chứng khoán đạt 30.410 tỷ đồng.

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, ông Phạm Nhật Vượng, theo danh sách của Tạp chí Forbes ở thời điểm này vẫn là người giàu nhất Việt Nam với tài sản là 2,2 tỷ USD.

Forbes tính tài sản các tỷ phú không chỉ gồm những tài sản trên sàn mà cả những tài sản khác, chưa niêm yết. 

Theo thông lệ hàng năm, Forbes sẽ công bố danh sách chính thức tài sản các tỷ phú thế giới 2016 một cách đầy đủ nhất vào tháng 3/2017. 

Rất có thể khi đó sẽ có thêm những bất ngờ khi danh sách tỷ phú Việt Nam sẽ được bổ sung. Không chỉ ông ông Trịnh Văn Quyết mà còn có thể có những gương mặt khác nữa cũng xuất hiện trong bản danh sách này. 

Một điểm thú vị khác trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán đó là một gương mặt chỉ xuất hiện đúng vào những ngày cuối cùng. Ông Bùi Thanh Nhơn, giữ vị trí thứ 4 trong TOP người giàu nhất sàn 2016 chỉ sau 3 phiên giao dịch kể từ khi Novaland (mã NVL) của ông lên niêm yết.
Ông Nhơn sở hữu gần 126,2 triệu cổ phiếu NVL, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, tổng tài sản chứng khoán của ông Nhơn đạt 7.584 tỷ đồng.
Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016

STT

Tên

Công ty

Chức vụ

Tài sản(tỷ đồng)

1

Ông Trịnh Văn Quyết

CTCP Tập đoàn FLC

Chủ tịch HĐQT

33.806

2

Phạm Nhật Vượng

Tập đoàn Vingroup

Chủ tịch HĐQT

30.410

3

Ông Trần Đình Long

Tập đoàn Hòa Phát

Chủ tịch HĐQT

9.146

4

Bùi Thanh Nhơn

Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova

Chủ tịch HĐQT

7.584

5

Phạm Thu Hương

Tập đoàn Vingroup

Phó chủ tịch HĐQT

5.240

6

Phạm Thúy Hằng

Tập đoàn Vingroup

Phó chủ tịch HĐQT

3.500

7
Nguyễn Đức Tài
CTCP Đầu tư Thế giới di động
 Chủ tịch HĐQT
3.588

8

Vũ Thị Hiền

Tập đoàn Hòa Phát

Vợ chủ tịch

2.649

9

Trương Thị Lệ Khanh

CTCP Vĩnh Hoàn

Chủ tịch HĐQT

2.634

 10 Đỗ Hữu Hạ
 CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy
 Chủ tịch HĐQT
2.570

11

Đoàn Nguyên Đức

CTCP Hoàng Anh Gia Lai

Chủ tịch HĐQT

1.860

12

Nguyễn Hoàng Yến

Tập đoàn Masan

Ủy viên HĐQT

1.832

13

Lê Phước Vũ

Tập đoàn Hoa Sen

Chủ tịch HĐQT

1.297

1. Ông Trịnh Văn Quyết

Ông Trịnh Văn Quyết, 41 tuổi, là tỷ phú thế hệ 7X, trẻ tuổi nhất trong 3 tỷ phú và cũng đang là người giàu nhất trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2016. Kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm, trị giá cổ phiếu các công ty mà ông Quyết sở hữu đạt 33.806 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD).

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 1

Ông Trịnh Văn Quyết 

Trong lĩnh vực golf, ông Quyết được truyền thông châu Á gọi là “Mr Golf” và được Giải thưởng golf châu Á bình chọn là một trong những người “có quyền lực nhất” và “tầm nhìn tốt nhất” khu vực.

Ông Quyết là “hiện tượng” của thị trường BĐS và chứng khoán (theo cách gọi của Tạp chí Forbes). Khởi nghiệp từ vai trò một luật sư giỏi rẽ ngang sang bất động sản, câu chuyện kinh doanh và con đường thành công của ông Quyết là đề tài tranh luận khá sôi nổi trên các diễn đàn và mạng xã hội cũng như truyền thông. 

Ông Quyết được biết tới với nhiều “phát ngôn” gây sốc như tiêu chí “5 Không” (không xin, không mua lại, không làm chung, không làm nhỏ và không làm lâu) khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Trong đó, từ không làm lâu, FLC đã tạo nên những kỷ lục thế giới về tiến độ thi công như 9 tháng thi công xong quần thể FLC Sầm Sơn, 5 tháng thi công xong sân golf FLC Quy Nhơn…

Tập đoàn FLC của tỷ phú trẻ Trịnh Văn Quyết được biết tới như nhà phát triển bất động sản tiên phong khai phá những tiềm năng còn ẩn dấu của các vùng biển đẹp ở Việt Nam nhưng chưa được khai thác xứng tầm. Nói cách khác, Tập đoàn này đã “đánh thức tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng”, tạo ra những điểm du lịch mới hấp dẫn và thành công ở mô hình mới mẻ này. Hiện FLC đã đổ hàng chục nghìn tỷ đồng kiến tạo các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, được đánh giá làm thay đổi hoàn toàn diện mạo du lịch trong vùng như FLC Sầm Sơn (Thanh Hoá), FLC Quy Nhơn (Bình Đình), FLC Hạ Long (Quảng Ninh), FLC Vĩnh Thịnh Resort. 

Mới đây nhất, ngày 27/12 vừa qua, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, FLC đã ký kết cam kết đầu tư thêm 1,1 tỷ USD để triển khai giai đoạn 2 của dự án FLC Vĩnh Thịnh, là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại tỉnh này. “Bản đồ” resort mang thương hiệu FLC còn có FLC Quảng Bình và FLC Đồ Sơn cũng đang được gấp rút triển khai.Đến nay tổng diện tích các dự án nghỉ dưỡng của FLC đạt xấp xỉ 5 nghìn héc-ta, với tổng mức đầu tư xấp xỉ 4 tỷ USD.

Mới trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng ông Quyết cho biết không quan tâm nhiều lắm đến điều này mà tập trung củng cố nền móng vững chắc cho FLC và FLC Faros, trên con đường trở thành nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, phù hợp với xu thế ưu tiên phát triển ngành công nghiệp du lịch của đất nước những năm tới.

 2. Ông Phạm Nhật Vượng

Ông chủ của Vingroup là người đã nổi tiếng từ lâu tại Việt Nam, và là người đầu tiên là tỷ phú USD được công nhận. Ông Vượng là người khá kín tiếng và rất hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 2

 Ông Phạm Nhật Vượng

Là nhà phát triển bất động sản có hoạt động toàn diện trên thị trường từ nhà ở cao cấp tới bất động sản thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng, tập đoàn Vingroup đang giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường bất động sản nhà ở phân khúc cao cấp với số lượng căn hộ khổng lồ khó có doanh nghiệp nào sánh kịp. 

Vị trí thống lĩnh này của Vingroup càng được “củng cố” khi mới đây Tập đoàn này gây chấn động thị trường sau công bố từ năm 2017 sẽ bắt tay vào làm nhà giá rẻ với số lượng có thể lên tới 30.000 căn hộ ở 7 tỉnh thành trong cả nước. 

Điểm tối ưu ở các dự án của Vingroup đó là mô hình khu đô thị khép kín với hạ tầng tiện ích và dịch vụ đồng bộ, gồm: giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, mua sắm, vui chơi giải trí, cảnh quan…Các khu đô thị của Tập đoàn này đã tiên phong làm thay đổi diện mạo đô thị Việt Nam

3. Ông Trần Đình Long

Chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát từng rất nổi tiếng với chiếc trực thăng riêng nhiều năm trước. Là một trong hai thương hiệu thép hàng đầu Việt Nam, Hòa Phát năm 2016 có một năm rất thành công.

9 tháng đầu năm 2016, Hòa Phát đã hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu và 145% lợi nhuận năm. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hòa Phát vượt mốc 4.000 tỷ đồng lợi nhuận ròng chưa đầy một năm.

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 3

Ông Trần Đình Long 

Hòa Phát là tập đoàn đa ngành và các lĩnh vực kinh doanh của Hòa Phát năm nay đều đạt kết quả khá. Với ngành thép, cũng sau 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng thép xây dựng tiêu thụ của Hòa Phát đạt 1.212.000 tấn hoàn thành 72% kế hoạch sản lượng năm 2016, tăng 19% so với cùng kỳ 2015.

Đối với thép ống, Công ty Ống thép Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 9 tháng đạt 340.000 tấn, chiến gần 1/4 sản lượng tiêu thụ toàn quốc, tương đương 25% thị phần, đứng ở vị trí số 1 trên thị trường ống thép Việt Nam.

Nhóm ngành sản xuất kinh doanh truyền thống khác như nội thất, thiết bị xây dựng, điện lạnh vẫn giữ mức phát triển ổn định. Trong đó, Công ty Điện lạnh Hòa Phát đã vượt 203% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2016, tăng 198% so với cùng kì năm 2015 chỉ sau 7 tháng.

Về thức ăn chăn nuôi, nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại Hưng Yên đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch, sản lượng tiêu thụ hiện tại khoảng hơn 9.000 tấn/tháng. Với việc tiếp tục đưa vào sản xuất, xây dựng mới, 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, Hòa Phát đặt nục tiêu đạt khoảng 5% thị phần thức ăn chăn nuôi vào năm 2020.

 4. Ông Bùi Thanh Nhơn

57 tuổi được biết tới là một doanh nhân khá kín tiếng. Ông Nhơn là cử nhân ngành chăn nuôi thú y và cử nhân quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuck School of Business tại Đức. 

Ông Nhơn từng công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân Huyện Nhà Bè và Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TP. HCM sau đó khởi nghiệp kinh doanh thuốc thu ý và mới chỉ bước vào thị trường BĐS từ năm 2007.

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 4

Ông Bùi Thành Nhơn 

Tập đoàn Novaland của ông Bùi Thành Nhơn nổi bật trong hai năm trở lại đây với hoạt động “thâu tóm” các quỹ đất vàng khan hiếm khu vực nội đô và các khu đô thị trung tâm vùng đang phát triển như quận 7 và quận 2, TP Hồ Chí Minh.

Hiện Novaland đang sở hữu 40 dự án bất động sản trong đó có 30 dự án đang triển khai và 10 dự án đang hoàn thiện pháp lý và các điều kiện khác.

5&6: Bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng

Bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) và Bà Phạm Thúy Hằng - em vợ ông Phạm Nhật Vượng là 2 nữ doanh nhân kín tiếng. Không có bất kỳ hình ảnh của 2 nữ doanh nhân này được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bà Phạm Thu Hương hiện là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Kết thúc năm 2016, bà Hương đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với việc nắm giữ 5.240 tỷ đồng giá trị cổ phiếu.

Bà Hương sinh năm 1969 tại Hà Nội, có bằng Luật tại Ukraina, là cổ đông của Technocom từ năm 1994, trước khi chuyển sang giữ chức vụ tại Vingroup.

Còn bà Phạm Thúy Hằng, sinh năm 1974, hiện đang nắm giữ 3.500 tỷ đồng giá trị chứng khoán.

7. Ông Nguyễn Đức Tài

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) là người đứng thứ 7.

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 5

Ông Nguyễn Đức Tài 

Tuy lượng cổ phiếu MWG cá nhân nắm giữ chỉ gần 3,7 triệu cổ phiếu, trị giá 574 tỷ đồng, nhưng ông Tài đại diện sở hữu 19,32 triệu cổ phiếu MWG cho Công ty TNHH một thành viên Đầu tư thế giới bán lẻ, nên tổng tài sản ông Tài sở hữu và đại diện sở hữu là 3.588 tỷ đồng.

8. 
Bà Vũ Thị Hiền

Chiếm vị trí thứ 8, bà Vũ Thị Hiền, vợ của ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG), có tổng tài sản tăng từ 1.585 tỷ đồng trong năm 2015 lên 2.649 tỷ đồng trong năm 2016.

Bà Hiền liên tục xuất hiện trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán nhiều năm qua. Tuy nhiên cũng giống như các phu nhân khác, bà Hiền khá kín tiếng và ít có thông tin cá nhân.

9. Bà Trương Thị Lệ Khanh

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) lại từ vị trí thứ 9 trong năm 2015 leo lên vị trí thứ 8, với tổng tài sản chứng khoán tăng từ mức 1.572 tỷ đồng lên mức 2.634 tỷ đồng trong năm 2016.

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 6

 Bà Trương Thị Lệ Khanh

Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính kinh tế TP. HCM.

Vĩnh Hoàn được biết tới như là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Ngoài sản phẩm cá tra thì hiện Vĩnh Hoàn (mã:VHC) còn sản xuất và bán cá chẽm, cá tilapia và tôm.

10. Ông Đỗ Hữu Hạ

Ông Đỗ Hữu Hạ là Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) Việc đưa cổ phiếu CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy - công ty đã niêm yết từ tháng 2/2012. Ông Hạ hiện chỉ nắm giữ 4,8 triệu cổ phiếu HHS. Với mức giá cuối năm của cổ phiếu này là 3.640 đồng, tài sản của ông Hạ chỉ tương đương 17,5 tỷ đồng.

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 7

 Ông Đỗ Hữu Hạ

Tuy nhiên, ông Hạ tới tháng 10/2016, ông Hạ đã top vào 10 người giàu nhất sàn chứng khoán khi đưa cổ phiếu TCH của CTCP Đầu từ dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên sàn HOSE. Hiện ông Hạ cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TCH và đang nắm giữ hơn 151 triệu cổ phiếu TCH, tương đương tổng giá trị cuối năm 2016 là hơn 2.553 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của ông Hạ sở hữu trên sàn chứng khoán là 2.570 tỷ đồng.

11. Ông Đoàn Nguyên Đức
Vào danh sách này nhưng có lẽ sẽ không là một niềm vui với bầu Đức, Hoàng Anh Gia Lai mà ông làm chủ vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc sau khó khăn.
Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 8

Ông Đoàn Nguyên Đức 

Năm 2016, HAGL đặt kế hoạch doanh thu thuần 5.838 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 737 tỷ đồng. Đáng chú ý, HAGL cũng đặt mục tiêu sẽ chỉ lỗ 1.191 tỷ đồng trong cả năm 2016, bằng với kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm. Như vậy, trong nửa cuối 2016, HAGL dự kiến sẽ không lỗ thêm đồng nào.

Được biết, khoản lỗ của HAGL trong nửa đầu năm đến từ việc thanh lý dự án BĐS tại TP.HCM và đến từ mảng nông nghiệp.

12. Bà Nguyễn Hoàng Yến 

Bà Nguyễn Hoàng Yến là gương mặt mới của năm 2016, nhưng thực tế bà Yến đã trong top người giàu nhất sàn chứng khoán giai đoạn trước năm 2013. Đồng thời, trong giới kinh doanh thì vợ chồng bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Đăng Quang không phải người xa lạ.

Tập đoàn Masan mà 2 vợ chồng ông Quang, bà Yến tạo dựng lên đang nắm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng tại Việt Nam với hàng loạt sản phẩm từ mỳ gói, cà phê, nước mắm, bia,...

Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 9

Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang  và bà Nguyễn Hoàng Yến 

Sinh năm 1963, bà Nguyễn Hoàng Yến là cử nhân Nga Văn và từng là giáo viên một trường cao đẳng. Tuy nhiên, với hàng loạt các vị trí đang gánh vác, bà được xem là một trong số ít phụ nữ thành công trong việc cùng chồng gánh vác công việc kinh doanh nặng nhọc trong các tập đoàn lớn. Thậm chí, bà còn trực tiếp thay chồng đứng tên một loạt các tài sản được giới đầu tư quan tâm.

Bà nắm giữ cổ phần nhiều doanh nghiệp niêm yết và đại chúng mà phải công khai định kỳ tới công chúng. Với việc sở hữu 28,28 triệu cổ phiếu MSN, bà Yến có tổng tài sản chứng khoán là 1.832 tỷ đồng.
13. Ông Lê Phước Vũ
Ông Lê Phước Vũ, kịp trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2016 đã tung ra thông tin vô cùng ấn tượng khi Tập đoàn Hoa Sen mà ông là chủ dự định chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tối đa lên tới 85% cho niên độ tài chính 2015 - 2016 (kết thúc tháng 9/2016). 
Ông Vũ hiện sở hữu 25,5 triệu cổ phiếu HSG, tương ứng tổng tài sản chứng khoán đạt 1.297 tỷ đồng.
Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016 ảnh 10

 Ông Lê Phước Vũ

Ngoài vụ việc gây tranh cãi tại dự án Thép Cà Ná hồi giữa năm, thì việc kinh doanh của ông Vũ năm nay khá thuận lợi. Giống như Hòa Phát, Hoa Sen năm nay đạt kết quả ấn tượng.
Theo báo cáo, lũy kế 9 tháng đầu niên độ tài chính 2015-2016, HSG đạt doanh thu 12.968 tỷ đồng, giảm 4,27% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 90,81% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 1.053,58 tỷ đồng, tăng 117,35% so với cùng kỳ và vượt gần 60% kế hoạch năm.
Theo bảng cân đối kế toán tại thời điểm 30/6/2016, tổng tài sản HSG nhích nhẹ so với đầu năm, ở mức 9.523 tỷ đồng trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 72,26% so với đầu năm, lên 1.353 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm khá mạnh từ 3.557 tỷ đồng xuống 2.593 tỷ đồng, tương ứng giảm 964 tỷ đồng (-27,1%).
Tin bài liên quan