Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Những gương mặt quen thuộc

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Những gương mặt quen thuộc

(ĐTCK) Tuần đầu tiên của tháng 6, diễn biến thị trường không nhiều biến động khi nhịp tăng nhẹ cả về điểm số và thanh khoản vẫn duy trì. Trong khi các ông lớn có những phiên kìm hãm thị trường, thì các cổ phiếu đầu cơ đã giúp các chỉ số giữ nhịp tăng. Trong bảng danh sách top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên cả hai sàn lại xuất hiện nhiều gương mặt quen thuộc.

Cụ thể, trên sàn HOSE, liên tiếp với những phiên tăng điểm và thanh khoản lập kỷ lục đã giúp CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM đích thực là quán quân của tuần.

Tuy 2 phiên đầu tuần biến động nhẹ với mức thanh khoản chỉ một vài triệu đơn vị nhưng trong 3 phiên cuối tuần, CII đã trở thành hiện tượng trên thị trường. Dòng tiền ồ ạt đổ vào hấp thụ mạnh đã kéo CII tăng cao với lượng khớp lên đến hàng chục triệu đơn vị. Đáng chú ý trong phiên 3/6, CII kéo trần với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,46 triệu đơn vị, tương ứng  trị giá 563,56 tỷ đồng. Tính chung cả tuần, tổng giá trị giao dịch của CII lên tới 1.262,7 tỷ đồng.

Thông tin hỗ trợ tích cực giúp giá cổ phiếu CII phi nước đại có thể là kết quả giao dịch lượng lớn cổ phiếu của lãnh đạo và cổ đông lớn. Cụ thể, trong tuần qua, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty đã mua thêm 3 triệu cổ phiếu CII và lượng giao dịch khủng ngày 3/6 nhiều khả năng là Vinaphil đã thoái thành công 22,3 triệu cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (5/6), CII đã tăng hết biên độ lên 23.500 đồng/CP và còn dư mua trần hơn 34 triệu đơn vị.

Trong ngày cuối tuần, HOSE đã đưa ra thông báo về việc ông Bình tiếp tục đăng ký mua thêm 15 triệu cổ phiếu, thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 10/6 đến ngày 9/7. Như vậy, tình trạng quá nóng đối với CII có còn diễn ra trong tuần tới khi lượng lớn cổ phiếu ông Bình đăng ký mua bắt đầu được giao dịch, chúng ta hãy chờ xem.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE

Ngày 5/6

Ngày 29/5

Biến động (%)

CII

23.5

19.8

18,69

PXT

4.4

3.8

15,79

HVX

6.1

5.3

15,09

LSS

10.6

9.4

12,77

SVI

42

37.4

12,3

PTC

11.3

10.1

11,88

ANV

10.4

9.3

11,83

TCO

11.4

10.2

11,76

DHC

22.9

20.5

11,71

PDR

20.2

18.1

11,6

Tương tự, mức biến động giảm của các cổ phiếu trong tuần qua trên sàn HOSE cũng khá hẹp. VLF của CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là cổ phiếu giảm mạnh nhất đạt 19,61% khi có 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá. Thanh khoản VLF vẫn nhỏ giọt với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 61 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến VLF giảm mạnh có thể do báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2015 không mấy khả thi khi doanh thu thuần đạt 58,4 tỷ đồng, giảm tới 74,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế âm 10,53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 4,27 tỷ đồng.

Tính đến 31/03/2015, VLF có lượng hàng tồn kho tăng cao gấp hơn 6 lần so với số dư đầu kỳ trong đó chủ yếu là tồn kho hàng hóa (47,5 tỷ đồng). Ngoài ra, VLF cũng đang có nợ ngắn hạn ở mức 316 tỷ đồng trong khi tài sản ngắn hạn chỉ là 221,45 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả tính đến cuối kỳ là 358 tỷ đồng cao gấp 5,5 lần vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế tính đến 31/3/2015 đang là 91,87 tỷ đồng.

Được biết, VLF đang bị giao dịch dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát kể từ ngày 14/4/2015. Năm 2015, Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3,5 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE

Ngày 5/6

Ngày 29/5

Biến động (%)

VLF

4.1

5.1

-19,61

HLG

2.7

3.2

-15,63

SGT

4.3

5

-14

VNG

11.5

13.2

-12,88

BTT

35.1

40

-12,25

HTL

65.5

72.5

-9,66

PDN

39.9

43.8

-8,9

KTB

3.5

3.8

-7,89

DTL

9

9.6

-6,25

BGM

3.2

3.4

-5,88

Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần vẫn thuộc về quán quân của tuần trước là SHN của CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội. Với 5 phiên tăng mạnh liên tiếp, trong đó 2 phiên đầu tuần tăng trần đã kéo giá cổ phiếu SHN từ mức 10.300 đồng/Cp lên 15.800 đồng/CP, tương ứng tăng 53,4%. Thanh khoản SHN vẫn duy trì khá tốt với tổng giá trị giao dịch đạt 72,51 tỷ đồng.

Đây là một cổ phiếu tiêu biểu cho nhóm cổ phiếu đầu cơ. Dù những con số về chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận sau thuế 252 triệu đồng, khá khiêm tốn so với quy mô vốn điều lệ 324,5 tỷ đồng; hay vốn chủ sở hữu của SHN đến ngày 31/3/2015 chỉ còn gần 22,9 tỷ đồng trong khi cơ cấu tài sản của Công ty gần như toàn bộ là những khoản phải thu chưa biết ngày lấy được tiền về, mà giá trị lớn nhất là khoản cho vay CTCP Beta BQP 237,7 tỷ đồng, phải thu Công ty TNHH Dubai Capital 53,87 tỷ đồng… cho thấy mức độ hoạt động cầm chừng và èo uột của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, con sóng SHN vẫn không hề thuyên giảm và đang ngày càng lên cao. Trong hơn 1 tháng qua, giá cổ phiếu SHN liên tiếp tăng từ mức giá chỉ vài nghìn đồng đã bỏ xa mức mệnh giá. Đồng thời, dòng tiền hấp thụ khá ổn định với những phiên khớp lên đến vài ba triệu đơn vị.

Ngoài  ra, khá nhiều cổ phiếu trong nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng cũng lọt vào bảng danh sách trên như TTZ của CTCP Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung, V21 của CTCP Xây dựng số 21, VC3 của CTCP Xây dựng số 3.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX

Ngày 5/6

Ngày 29/5

Biến động (%)

SHN

15.8

10.3

53,4

TTZ

7.5

5.7

31,58

V21

6

4.6

30,43

VC3

24

18.4

30,43

KSQ

6

4.7

27,66

PDC

8.4

6.7

25,37

DL1

11.4

9.1

25,27

WSS

9.1

7.3

24,66

LM7

4.1

3.3

24,24

VIX

14

11.5

21,74

Ở chiều ngược, OCH của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương vẫn duy trì những phiên giảm điểm và nằm sàn và tiếp tục cổ phiếu giảm giá mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng không có nhiều biến động với tổng giá trị chỉ đạt hơn 53 triệu đồng.

Nếu trong tuần trước đó, OCH bị đưa vào diện bị cảnh báo do Công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì giữa tuần qua, HNX đã có công văn chính thức về việc đưa cổ phiếu OCH vào diện kiểm soát, bị hạn chế giao dịch. Chính vì vậy, cổ phiếu tiếp tục có một tuần suy giảm mạnh.

Được biết, vừa qua, OCH đã thực hiện bán hết gần 7,43 triệu cổ phiếu PDC của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông với giá trị hơn 50 tỷ đồng. Số cổ phiếu trên tương ứng với 49,5% cổ phần của PDC – doanh nghiệp đang sở hữu Khách sạn Phương Đông với quy mô 120 phòng tại Tp Vinh, tỉnh Nghệ An đã dược ông Lê Thanh Thản, ông chủ Tập đoàn Mường Thanh mua vào 20% cổ phần, còn lại 80% do 2 cá nhân khác gom mua.

Kết thúc quý I/2015, OCH đạt doanh thu thuần hơn 7,8 tỷ đồng, giảm mạnh 49,7% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 14,8 tỷ đồng, tăng 25,4% cùng kỳ.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX

Ngày 5/6

Ngày 29/5

Biến động (%)

OCH

11.1

18

-38,33

SDN

21.4

33

-35,15

TVC

18

26.4

-31,82

DGC

28.1

33.1

-15,11

HTC

33

38

-13,16

STC

20

23

-13,04

PHH

6.2

7.1

-12,68

SMT

22.9

26.2

-12,6

PMS

8.4

9.5

-11,58

CCM

10

11.2

-10,71

Tin bài liên quan