Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu "lạ" thống lĩnh

(ĐTCK) Tuần qua từ 1-5/12, thị trường đã liên tiếp duy trì được sắc xanh, tuy nhiên, dòng tiền đứng ngoài quan sát khiến thanh khoản có chiều hướng sụt giảm đáng kể. Dù cổ phiếu ngân hàng nổi sóng 2 phiên cuối tuần, nhưng đứng đầu những mã tăng mạnh nhất tuần qua vẫn là những cái tên "lạ".
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu "lạ" thống lĩnh

PNC của CTCP Văn hóa Phương Nam là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE. Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó 3 phiên đầu tuần tăng trần giúp giá cổ phiếu PNC tuần qua tăng 2.800 đồng/CP, tương ứng tăng 28%. Thanh khoản của PNC với những phiên tăng trần khá tích cực, còn lại các phiên khác cũng chỉ khớp hơn 1.000 đơn vị.

Nguyên nhân có thể do kết quả kinh doanh quý III/2014 của Công ty khá tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất đạt 101,3 tỷ đồng, tăng 18% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 4,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, PNC đạt 251 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 1,18% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 21 tỷ đồng.

Theo PNC, lợi nhuận quý III/2014 tăng mạnh so với quý III/2013 là do trong quý III/2014, Công ty có khai trương thêm 3 nhà khách mới và đóng cửa 3 nhà sách cũ. Đồng thời, PNC cũng đã giảm bớt các chi phí lãi vay và chi phí bán hàng.

Điểm đáng chú ý, trong bảng danh sách trên còn có sự xuất hiện của EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong tuần qua, thị trường đã chứng kiến các phiên giao dịch, nhóm cổ phiếu ngân hàng tạo sóng với sự khởi điểm là cổ phiếu EIB.

Tuần qua, EIB đã tích cực với 4 phiên tăng liên tiếp và đến phiên cuối tuần quay đầu giảm điểm. Trong đó, có 2 phiên tăng trần với khối lượng khớp lệnh cao nhất kể từ cuối tháng 3/2014 đến nay, tương ứng 2,7 triệu đơn vị và hơn 3 triệu đơn vị.

Trong khi đó, cổ phiếu thị giá cao MWG sau khi rớt hạng mạnh cũng đã lấy lại phong độ khi đứng ở vị trí thứ 10 của danh sách các cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên sàn HOSE.

Ngày 5/12

Ngày 28/11

Biến động (%)

PNC

12.8

10

28

TYA

10.6

8.8

20,45

BT6

10.1

8.4

20,24

VIP

17.9

15.2

17,76

EIB

13.1

11.2

16,96

LGC

33.8

29.1

16,15

NHW

12.4

10.7

15,89

SBC

36.5

31.7

15,14

VST

2.7

2.4

12,5

MWG

99.5

89

11,8

Ngược lại, cổ phiếu QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quang Bình với 4 phiên giảm điểm và chỉ 1 phiên tăng khiến đã là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Như vậy, sau khi chính thức chào sàn HOSE và liên tiếp tăng trần trong 6 phiên thì QBS đã bắt đầu chuối ngày lao dốc.

Tuy nhiên, điểm khá tích cực chính là thanh khoản của QBS. Trong khi tuần đầu tiên của tháng 12, giao dịch toàn thị trường sụt giảm mạnh, dòng tiền đầu như đứng ngoài quan sát thì QBS vẫn duy trì mức khá tốt. Tính trung bình cả tuần, khối lượng khớp lệnh của QBS đạt 1,16 triệu đơn vị/phiên.

Thông tin xung quanh QBS gần đây là các thông báo bán ra thành công cổ phiếu QBS của CTCP Chứng khoán IB.

Đầu tháng 12 vừa qua, HĐQT Công ty cũng đã thông qua quyết định dự kiến phát hành 6,4 triệu cổ phiếu để tạm ứng cổ tức năm 2014 theo tỷ lệ 20%. Số lượng cổ phiếu lẻ (nếu có) sẽ được chi trả bằng tiền mặt theo mệnh giá 10.000 đồng/CP. Nguồn chi trả cổ tức là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm 2014. Vốn điều lệ thực góp dự kiến sau khi trả cổ tức là 384 tỷ đồng.

Tiếp đó, cổ phiếu KAC của CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An cũng có mức giảm gần bằng QBS đạt hơn 17%. Đáng chú ý, trong tuần trước đó, KAC lại là cổ phiếu nằm trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất của tuần.

Ngày 5/12

Ngày 28/11

Biến động (%)

QBS

17.6

21.3

-17,37

KAC

12.1

14.6

-17,12

HAI

17.7

20.3

-12,81

VLF

6

6.8

-11,77

GTN

17.7

19.7

-10,15

C47

15.5

17

-8,82

PXS

27.8

30.4

-8,55

TMP

26.6

29

-8,28

NTL

15.1

16.4

-7,93

VNG

12

13

-7,69

Trên sàn HNX, MAC của CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật hàng hải là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua. Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 3 phiên tăng trần ở giữa tuần giúp giá cổ phiếu MAC tăng từ 9.100 đồng lên 13.000 đồng/Cp, tương ứng tăng 42,86%. Đồng thời, thanh khoản cũng tăng tích cực với những phiên khớp vài trăm nghìn đơn vị, trong khi tuần trước chỉ khớp đến vài chục nghìn đơn vị.

Được biết, theo báo cáo tài chính riêng quý III/2014, MAC đạt 32,2 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 43% cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 558 triệu đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của CÔng ty vẫn khả quan khi doanh thu thuần đạt 81,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1,7 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ.

Thông tin mới đây, CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), tổ chức có liên quan đến ông Ngô Long Giang, Ủy viên HĐQT Công ty đã đăng ký bán hết 622.384 cổ phiếu MAC nhằm cơ cấu danh mục. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 28/11 đến ngày 26/12.

Bên cạnh đó, vị trí thứ 2 trong bảng danh sách này tiếp tục dành cho DST của CTCP Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định. Tuy nhiên, để lý giải cho đà tăng đột biến của DST là không có. Những thông tin xung quanh Công ty gần đây chỉ là các thông báo giao dịch mua bán cổ phiếu DST từ các cổ đông lớn và các thành viên HĐQT.

Ngày 5/12

Ngày 28/11

Biến động (%)

MAC

13

9.1

42,86

DST

8.2

6.5

26,15

VKC

8.4

7

20

SHA

9.2

7.7

19,48

SPP

8.4

7.1

18,31

HCC

13.7

11.7

17,09

PSC

13.7

11.9

15,13

VCS

31.7

27.7

14,44

WSS

5.7

5

14

PCT

8.3

7.3

13,7

Ngược lại, ADC của CTCP Mĩ thuật và Truyền thống là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Với 2 phiên đứng giá tham chiếu và 3 phiên giữa tuần giảm sàn kéo giá cổ phiếu ADC từ 31.900 đồng/Cp xuống 23.400 đồng/Cp, tương ứng giảm 26,65%. Tuy nhiên, thanh khoản của ADC vẫn khá lẹt đẹt, tính chung cả tuần, tổng giá trị giao dịch của ADC chỉ hơn 155 triệu đồng.

Được biết, ngày 24/12 tới đây, Công ty sẽ chính thức niêm yết và giao dịch 300.000 cổ phiếu niêm yết bổ sung. Qua đó, nâng tổng số lượng cổ phiếu ADC niêm yết lên 1,8 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 18 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý III/2014, 9 tháng đầu năm, ADC đạt 4,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 10% so với cùng kỳ. Tại thời điểm 30/09/2014, tiền và các khoản tương đương tiền của ADC giảm mạnh 87,5% so với đầu năm, còn hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên các khoản phải thu tăng từ 26,4 tỷ đồng lên 66,2 tỷ đồng. Tổng tài sản của ADC hết quý III đã tăng 90,6%, lên 105 tỷ đồng.

Ngày 5/12

Ngày 28/11

Biến động (%)

ADC

23.4

31.9

-26,65

TV4

11.1

14.9

-25,5

SDC

12.6

15.6

-19,23

DAC

7.3

9

-18,89

SDE

5

6

-16,67

CMC

4.9

5.8

-15,52

VE1

3.6

4.1

-12,2

CVN

3.3

3.7

-10,81

TAG

19.8

22.1

-10,41

CSC

14.4

16

-10

Tin bài liên quan