Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu bất động sản, xây dựng tăng mạnh

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu bất động sản, xây dựng tăng mạnh

(ĐTCK) Mặc dù hấp thụ khá nhiều thông tin tích cực, nhưng thị trường có một tuần giao dịch ảm đạm cả khi điểm số và thanh khoản. Nổi bật trong tuần qua chính sự sự bứt phá của những cổ phiếu bất động sản, xây dựng khi có những mã tăng tới gần 50%.

Trên sàn HOSE, cũng giống tuần trước, cùng với diễn biến thị trường lình xình, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có biên độ khá hẹp. Cụ thể, STG của CTCP Kho vận miền Nam là cổ phiếu duy nhất có mức biến động đạt 20% và là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần.

Với duy nhất 1 phiên không có giao dịch vào đầu tuần và 4 phiên tăng mạnh, trong đó phiên 29/9 chạm trần đã kéo STG từ mức 23.300 đồng/Cp lên 28.500 đồng/CP, tương ứng tăng 22,32%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này vẫn không có gì đột biến khi các phiên chỉ khớp vài trăm đơn vị, đáng kể có phiên cuối tuần chuyển nhượng hơn 1.000 đơn vị.

Cũng giống như nhiều cổ phiếu đi ngược thị trường như trước đây, nguyên nhân giúp STG tăng mạnh tuần qua là không có.

Được biết, trong tuần qua, HĐQT Công ty đã thông qua kết quả phát hành 5,43 triệu cổ phiếu đợt 1/2015, trong đó, phát hành hơn 1,25 triệu cổ phiếu trả cổ tức và 4,18 triệu cổ phiếu thưởng.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng thống nhất xin ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 21/10 đến ngày 2/11 để thông qua chủ trương đầu tư vào công ty con có ngành nghề kinh doanh phù hợp và ủy quyền cho HĐQT Công ty thực hiện. Đồng thời, STG sẽ xin ý kiến để tăng thêm 1 Thành viên HĐQT.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE

Ngày 2/10

Ngày 25/9

Biến động (%)

STG

28.5

23.3

22,32

TMT

46.4

39.6

17,17

STT

4.2

3.6

16,67

TDW

19.5

17

14,71

VSI

14.9

13

14,62

CMT

14.7

12.9

13,95

SVC

23.6

20.8

13,46

CLC

41

37

10,81

PTB

57

51.5

10,68

CTD

106

96.5

9,84

Ở chiều ngược lại, JVC của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật là cổ phiếu giảm mạnh nhất khi trải qua 4 phiên giảm, trong đó có tới 3 phiên cuối tuần giảm sàn và duy nhất phiên 29/9 đứng giá. Thanh khoản của JVC vẫn khá tốt với các phiên khớp 1-2 triệu đơn vị. Tổng cộng cả tuần, JVC đã khớp gần 6 triệu đơn vị, tương ứng trung bình đạt 1,2 triệu đơn vị/phiên.

Nguyên nhân khiến JVC lao dốc chính do nội tại của Công ty.

Cụ thể, từ đầu tháng 6/2015, Công ty liên tiếp hứng chịu các biến cố lớn, từ việc cựu Chủ tịch HĐQT bị bắt, Thành viên HĐQT bị tạm giam…  khiến giá cổ phiếu JVC liên tục rớt sàn. Chỉ sau 4 tháng, giá cổ phiếu JVC đã mất 80% khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ lớn khi đầu tư.

Hiện tại, JVC vẫn chưa có công bố BCTC quý I (niên độ tài chính năm 1/4/2015-31/3/2016) và liên tục bị HOSE nhắc nhở vi phạm công bố thông tin.

Tuần qua, JVC đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2015 nhưng không thành do tỷ lệ cổ phần tham dự chỉ đạt 46,5% (thấp hơn mức quy định tối thiểu là 51% cổ phần). Dù rằng đại hội không được diễn ra nhưng đây là cơ hội cho nhà đầu tư và ban lãnh đạo gặp mặt sau những biến cố xảy ra với công ty. Buổi gặp măt kết thúc lú 12h nhưng cũng không làm nhà đầu tư cảm thấy thỏa mãn bởi trên thực tế, niềm tin của cổ đông đặt vào JVC đã ở mức rất thấp sau sự cố cựu Chủ tịch HĐQT bị khởi tốt vì hành vi lừa dối khách hàng.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE

Ngày 2/10

Ngày 25/9

Biến động (%)

JVC

4.2

5.3

-20,76

DHM

2.5

2.9

-13,79

HLG

4.5

5.2

-13,46

DTT

6.8

7.8

-12,82

HU3

6.9

7.9

-12,66

BTP

10.5

11.9

-11,77

OPC

29

32.8

-11,59

DTL

8

9

-11,11

PTL

1.6

1.8

-11,11

VNL

26.6

29.5

-9,83

Trên sàn HNX, C92 của CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 4 phiên tăng trần đã đẩy giá cổ phiếu C92 từ mức 18.800 đồng/CP lên 28.100 đồng/Cp, tương ứng tăng 49,47%. Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu này vẫn ở mức khá thấp với các phiên khớp vài nghìn đơn vị.

Được biết, trong hơn nửa tháng nay, C92 không hấp thụ thêm thông tin gì mới. Ngày 15/10 tới đây, C92 sẽ thực hiện thanh toán cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%. Thời điểm chốt danh sách cổ đông đã được thực hiện ngày 18/9.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, doanh thu C92 đạt 93 tỷ đồng, giảm 23,9% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng, giảm 21% cùng kỳ.

Ngoài C92, trong bảng xếp hạng còn có nhiều mã trong nhóm xây dựng, bất động sản cũng góp mặt như OCH của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, SGH của CTCP Khách sạn Sài Gòn, GMX của CTCP Gạch ngói gốm xây dựng Mỹ Xuân, SDG của CTCP Sadico Cần Thơ.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX

Ngày 2/10

Ngày 25/9

Biến động (%)

C92

28.1

18.8

49,47

OCH

6.1

4.5

35,56

CJC

36.8

28

31,43

KTS

19.2

14.8

29,73

SGH

33.8

27

25,19

GMX

19.1

15.5

23,23

SDG

24

19.5

23,08

HTP

8.4

7

20

PDB

21.5

18.1

18,78

NHP

17.7

15.2

16,45

Trong khi đó, SIC của CTCP Đầu tư – Phát triển Sông Đà trải qua 4 phiên giảm sàn liên tiếp và đứng giá tham chiếu phiên cuối tuần đã trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần đạt 32,5%. Thanh khoản của SIC vẫn chỉ nhúc nhắc 100-200 đơn vị.

Được biết, trong hơn 1 tháng nay, SIC không có thêm tin tức nào mới cập nhật. Gần đây nhất là thông báo của HNX về việc đưa cổ phiếu SIC vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ từ ngày 21/8 do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2015 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2015 trên BCTC soát xét bán niên 2015 của Công ty là số âm.

Cụ thể, 6 tháng, doanh thu thuần SIC đạt 17,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 4,15 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 30/6/2015 là âm hơn 3,8 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX

Ngày 2/10

Ngày 25/9

Biến động (%)

SIC

5.4

8

-32,5

VMI

14

20.1

-30,35

HLC

7.3

9.4

-22,34

NGC

8

9.5

-15,79

LCS

3.8

4.5

-15,56

VMC

21.1

24

-12,08

HCT

9.6

10.9

-11,93

BAM

1.5

1.7

-11,77

ADC

30.5

34.4

-11,34

SDT

12.7

14.2

-10,56

Tin bài liên quan