Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Vẫn có mã tăng hơn 50%

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Vẫn có mã tăng hơn 50%

(ĐTCK) Bất chấp các chỉ số lao dốc mạnh, thị trường vẫn có những điểm sáng với mức tăng lên tới hơn 50%. Trong đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2016 vẫn là thông tin cơ bản tác động tới diễn biến giá các cổ phiếu trong tuần qua.

Thị trường đã đón nhận một tuần giao dịch khá tiêu cực, chỉ số VN-Index đã mất gần 15 điểm, là tuần giảm mạnh nhất trong hơn nửa năm qua. Đáng chú ý là phiên cuối tuần, VN-Index chính thức rơi xuống ngưỡng 650 điểm.

Tâm lý nhà đầu tư thận trọng và lo ngại trước những thông tin thiếu tích cực như margin có thể lên mức kỷ lục, khối ngoại quay ra bán ròng, câu chuyện đi, ở của lãnh đạo một số doanh nghiệp cùng các thông tin không mấy tích cực liên quan đến tin đồn… khiến thị trường không chỉ giảm mạnh về điểm số mà thanh khoản cũng suy giảm đáng kể.

Tuy nhiên, bất chấp các chỉ số giảm sâu, thị trường vẫn đón nhận những điểm sáng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thị trường, điển hình là DZM của CTCP Chế tạo máy Dzĩ An có mức tăng trưởng lên tới gần 52%.

Tuần qua, DZM là cổ phiếu duy nhất có mức tăng hơn 50% và là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần trên sàn HNX. Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 4 phiên tăng trần đã kéo DZM từ mức giá 5.600 đồng/CP lên 8.500 đồng/CP.

Nguyên nhân chính giúp DZM “thăng hoa” là do báo cáo tài chính quý II/2016 hợp nhất vừa công bố khả quan. Cụ thể, doanh thu trong quý II/2016 của DZM đạt hơn 100 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế gần 13,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu DZM đạt 129,15 tỷ đồng, tăng 168,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 12,27 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 4,8 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí tiếp theo là DC2 của CTCP Đầu tư Phát triển – Xây dựng số 2 với mức tăng hơn 28% khi trải qua 3 phiên tăng trần cuối tuần và 2 phiên đứng giá. Các cổ phiếu khác như KKC của CTCP Sản xuất và Kinh doanh Kim khí, NST của CTCP Ngân Khánh, BSC của CTCP Dịch vụ Bến Thành, TMX của CTCP Vicem Thương mại xi măng cũng có mức tăng trên 20%.

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX

Giá ngày 22/7

Giá ngày 15/7

biến động (%)

DZM

8.5

5.6

51,79

DC2

4.5

3.5

28,57

KKC

18.4

14.8

24,32

NST

9.8

8.1

20,99

BSC

21.3

17.7

20,34

TXM

7.7

6.4

20,31

HLY

12.6

10.5

20

PVL

2.5

2.1

19,05

PCG

7.4

6.3

17,46

DHT

58

50

16

Trong khi đó, DLR của CTCP Địa ốc Đà Lạt sau chuỗi tăng trần liên tiếp đầu tháng, tuần qua, nhà đầu tư đã chốt lời mạnh khiến cổ phiếu này đón nhận 5 phiên giảm sàn và là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. DLR đã đánh mất mệnh giá và rơi xuống mức giá 6.100 đồng/CP (giá đóng cửa phiên cuối tuần 22/7), với mức giảm gần 40%.

Ngoài áp lực chốt lời, một nguyên nhân khác khiến DLR giảm mạnh trong tuần qua có thể do kết quả kinh doanh quý II/2016 khá ảm đạm. Theo công bố, 6 tháng đầu năm, DLR đạt tổng doanh thu gần 27,9 tỷ đồng, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước và chỉ hoàn thành 11% kế hoạch năm, trong khi lợi nhuận sau thuế âm 3,5 tỷ đồng.

Tính riêng quý II, DLR đạt doanh thu thuần 18,2 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế âm gần 1 tỷ đồng. Giải trình về việc kinh doanh thua lỗ, DLR cho biết, do Công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư một số dự án nên chưa phát sinh doanh thu, trong khi phải chịu chi phí quản lý cũng như chi phí khấu hao và lãi vay.

Cũng trải qua một tuần giảm mạnh với 4-5 phiên giảm sàn, cổ phiếu SPI của CTCP Đá Spilít và HKB của CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc đứng ở các vị trí tiếp theo với mức giảm tương ứng 37,88% và 34,34%.

Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HN

Giá ngày 22/7

Giá ngày 15/7

biến động (%)

DLR

6.1

10.1

-39,6

SPI

4.1

6.6

-37,88

HKB

19.5

29.7

-34,34

FID

12.2

16.6

-26,51

HLC

5.3

7.1

-25,35

TFC

10.2

12.9

-20,93

TEG

11.7

14.5

-19,31

TDN

10.8

13.3

-18,8

HVA

3.8

4.6

-17,39

KTS

49.5

59

-16,1

Trên sàn HOSE, biên độ tăng của các cổ phiếu khá hẹp. Trong đó, DTL của CTCP Đại Thiên Lộc là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần với mức tăng trưởng 23,84% và cũng là cổ phiếu duy nhất có mức tăng trên 20%, còn lại, các cổ phiếu đều có mức tăng trong khoảng 10-20%.

Tuần qua, DTL đứng giá phiên đầu tuần và có tới 4 phiên tăng, trong đó 2 phiên tăng trần đã đưa giá cổ phiếu từ mức 15.100 đồng/Cp lên 18.700 đồng/CP. Tuy tăng mạnh về giá nhưng thanh khoản của DTL vẫn khá thấp, các phiên chỉ khớp lệnh vài chục nghìn đơn vị.

Hiện DTL chưa có công bố báo cáo tài chính quý II/2016. Theo kết quả kinh doanh quý I, doanh thu thuần của DTL đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 40,6% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 16,25 tỷ đồng, tăng 94,6% cùng kỳ. Năm 2016, DTL đặt mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE

Giá ngày 22/7

Giá ngày 15/7

biến động (%)

DTL

18.7

15.1

23,84

HLG

9

7.6

18,42

VRC

10.3

8.9

15,73

HAR

5.4

4.7

14,89

NNC

85.5

75

14

SGT

4.4

3.9

12,82

NKG

27.5

24.5

12,24

SZL

27.2

24.5

11,02

C32

58.5

53

10,38

ITA

5.4

4.9

10,2

Ở chiều ngược lại, lần lượt những cái tên được nhắc nhiều trong tuần qua với những thông tin mang tính đồn đại không mấy tích cực đã được đưa vào bảng Top 10 cổ phiếu giảm mạnh.

Trong đó, DRH của CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước chỉ đứng giá phiên đầu tuần, còn lại 4 phiên giảm mạnh với 3 phiên giảm sàn, đã dẫn đầu bảng xếp hạng với mức giảm hơn 21%.

Dù trước khi bước vào phiên cuối tuần, DRH đã lên tiếng và khẳng định HĐQT Công ty cũng như các cá nhân và tổ chức liên quan không hề có phát sinh những sự kiện hoặc giao dịch nào gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như cổ phiếu DRH, tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn chưa thoát khỏi mức giá sàn.

Được biết, quý II/2016, DRH đạt doanh thu 36,74 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 12,12 tỷ đồng, gấp hơn 6,1 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu DRH đạt 67 tỷ đồng, giảm 21,66%; lợi nhuận 15,25 tỷ đồng, gấp 6,8 lần cùng kỳ nhưng chỉ hoàn thành 22,76% kế hoạch cả năm.

Mặt khác, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành với “sai lệch nghiêm trọng” liên quan đến hàng tồn kho và nợ khó đòi, đồng thời, Tân Liên Phát hiện đã rút quyền chuyển đổi khoản nợ tức là chỉ còn khả năng rút vốn vay, đẩy TTF vào tình trạng khó khăn nếu ĐHCĐ không thông qua bởi Công ty sẽ phải trả lại ngay 1.200 tỷ đồng cho Tân Liên Phát kèm theo lãi phát sinh khiến cổ phiếu TTF liên tiếp đón nhận những phiên giảm sàn. Với 4 phiên giảm sàn liên tiếp cuối tuần, giá cổ phiếu TTF đã giảm 8.800 đồng/CP, tương ứng cả tuần giảm hơn 21% và là cổ phiếu đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất.

Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE

Giá ngày 22/7

Giá ngày 15/7

biến động (%)

DRH

59.5

76

-21,71

TTF

32.8

41.6

-21,15

HTL

73.5

92

-20,11

VNH

2.1

2.6

-19,23

KSH

2.2

2.7

-18,52

SMC

13.5

16.4

-17,68

SII

29.3

35.3

-17

QBS

9.9

11.9

-16,81

HAX

28.2

33.6

-16,07

HCD

9.5

11.3

-15,93

Tin bài liên quan