Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Bất động sản duy trì phong độ

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Bất động sản duy trì phong độ

(ĐTCK) Diễn biến giằng co trong biên độ hẹp của thị trường, khiến biên độ tăng giảm của Top 10 mã tăng, giảm nhất tuần qua cũng không quá lớn.

Thị trường chứng khoán vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang và giằng co trong biên độ hẹp.

Trong phiên cuối tuần ngày 17/3 - là ngày chốt sổ của các quỹ ETFs, giao dịchbùng nổ theo danh mục cơ cấu của các quỹ khiến thanh khoản tăng vọt. Tuy nhiên, diễn biến tiêu cực của cặp đôi lớn trong nhóm bất động sản là ROS và NVL đã đẩy thị trường về xuất phát điểm của tuần, VN-Index lùi về ngưỡng 710 điểm.

Tổng kết tuần, 2 chỉ số chính có diễn biến trái ngược nhau, trong khi VN-Index giảm 1,67 điểm và đóng cửa phiên cuối tuần tại 710,54 điểm, thì HNX-Index tăng nhẹ 0,25 điểm và kết tuần tại mức 88,38 điểm.

Với diễn biến thị trường phân hóa và biến động giằng co trong biên độ hẹp khiến mức tăng trưởng của bảng xếp hạng Top 10 trong tuần qua cũng chịu tác động đáng kể khi biên độ tăng của các cổ phiếu đều bị thu hẹp.

Cụ thể, trên sàn HOSE, TIE của CTCP TIE là cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất tuần, chỉ đạt hơn 20%, còn lại các mã khác chỉ có mức tăng hơn 10%.

Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng vẫn là tiêu điểm chính của thị trường với sự góp mặt của nhiều thành viên trong trong Top 10 mã tăng mạnh nhất như ITC của Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà, HT1 của Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1, VPH của CTCP Vạn Phát Hưng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 10-17/3

Giá ngày 17/3

Giá ngày 10/3

Biến động (%)

Giá ngày 17/3

Giá ngày 10/3

Biến động (%)

TIE

12.4

10.3

20,39

GTN

16.6

21.8

-23,85

APG

4.9

4.14

18,36

HVX

4.6

6

-23,33

ITC

13.9

11.9

16,81

DTA

1.85

2.3

-19,57

COM

69.4

59.5

16,64

LGC

28.15

34.9

-19,34

HT1

23.3

20.15

15,63

HID

7.25

8.77

-17,33

VNH

1.14

0.99

15,15

CYC

3.94

4.52

-12,83

DGW

17.6

15.4

14,29

KAC

10

11.35

-11,89

VTB

15.8

13.85

14,08

VJC

117.5

131

-10,31

VPH

13.9

12.2

13,93

PXT

3.6

3.99

-9,77

DTT

9.7

8.6

12,79

TDW

24.5

27

-9,26

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong tuần qua cũng có biên độ giảm khá hẹp. Cổ phiếu GTN của CTCP GTNFOODS dẫn đầu bảng với mức giảm 23,85% khi có tới 4 phiên giảm sàn và duy nhất 1 phiên tăng nhẹ ngày 16/3.

Nguyên nhân khiến GTN giảm trong tuần qua có thể là do việc nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu GTN sẽ lọt rổ VanEck Vectors Vietnam ETF và quỹ này sẽ mua vào khoảng 8 triệu cổ phiếu nên mua mạnh cổ phiếu này, tuy nhiên, cổ phiếu này đã không lọt rổ khiến nhiều nhà đầu tư bán mạnh đã đẩy giá giảm sàn.

Cũng có mức giảm hơn 23% là HVX của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân khi có 4 phiên giảm mạnh liên tiếp. Cụ thể, tuần qua, HVX đã giảm từ mức 6.000 đồng/CP xuống mức 4.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch khá hạn chế chỉ vài trăm đơn vị/phiên.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong Top 10 mã giảm là của cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không VietJet. Với 3 phiên giảm sâu giữa tuần, dù có chút phục hồi nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng không đủ sức giúp cổ phiếu VJC lấy lại cân bằng. Tổng cộng cả tuần, VJC đã giảm hơn 10% và đứng ở vị trí thứ 8.

Trên sàn HNX, không như tuần trước với sự xuất hiện của nhiều mã có mức tăng trưởng đạt hơn 50%, trong tuần này, chỉ có duy nhất CTP của CTCP Thương Phú có mức tăng đạt 53,59%.

Cụ thể, với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 4 phiên tăng trần, giá cổ phiếu CTP đã tăng từ mức 15.300 đồng/CP lên 23.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh bình quân tăng đáng kể, đạt gần 0,25 triệu/phiên, gấp hơn 2 lần tuần trước đó.

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên vừa công bố, CTP đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2017 tăng trưởng khá mạnh với chỉ tiêu doanh thu thuần dự kiến đạt 230 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng, tăng trưởng 76% năm trước và tỷ lệ chia cổ tức 18%, tăng 20% so với mức chi trả 15% trong năm 2016.

Mức tăng của cổ phiếu CTP bỏ xa vị trí thứ 2 là CMS của Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam với mức tăng chỉ đạt 28,3%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 10-17/3

Giá ngày 17/3

Giá ngày 10/3

Biến động (%)

Giá ngày 17/3

Giá ngày 10/3

Biến động (%)

CTP

23.5

15.3

53,59

BSC

18.9

31.7

-40,38

CMS

6.8

5.3

28,3

TMB

9.3

13.1

-29,01

CTT

7.4

5.8

27,59

VNF

52.1

63

-17,3

C92

13.9

11.2

24,11

LM7

3.5

4.2

-16,67

SDA

3.4

2.8

21,43

QNC

3.6

4.3

-16,28

DZM

11.3

9.5

18,95

SJ1

16

19.1

-16,23

PSE

13

11.1

17,12

TMC

15

17.7

-15,25

SHS

7.8

6.7

16,42

TPP

31

36

-13,89

STC

26.5

22.9

15,72

MHL

6.8

7.8

-12,82

TET

27.1

23.6

14,83

CMI

5.3

6

-11,67

Trong khi đó, BSC của CTCP Dịch vụ Bến Thành sau 29 phiên đứng giá tham chiếu đã liên tiếp giảm sàn. Với 6 phiên giảm sàn,  giá cổ phiếu BSC đã rơi từ mức 35.200 đồng/CP xuống mức 18.900 đồng/CP, tương ứng giảm 46,3% và riêng trong tuần qua giá cổ phiếu đã giảm hơn 40%, là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX.

Đứng ở vị trí tiếp theo là “tân binh” TMB của CTCP Kinh doanh than miền Bắc – Vinacomin. Sau phiên chào sàn vào ngày 16/1/2017 khá thất bại khi giảm sát sàn, TMB đã quay về đứng bất động ở mốc tham chiếu trong gần 2 tháng qua khi không có thêm giao dịch nào. Tuần qua, TMB đã bắt đầu có thêm những phiên khớp lệnh vài trăm đến vài ba nghìn đơn vị, tuy nhiên, giá cổ phiếu đã giảm đáng kể, với biên độ hơn 29%.

Cũng giống 2 sàn chính, biên độ tăng của các cổ phiếu trên sàn UPCoM cũng không giữ được “phong độ” như những tuần trước. Trong đó, MH3 của Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Cao Su Bình Long dẫn đầu bảng xếp hạng với mức tăng chưa tới 80%.

Sau tuần chào sàn khá trầm lắng, cổ phiếu trong nhóm hạ tầng khi công nghiệp - MH3 đã tiếp nhận thông tin tích cực và khởi sắc. Cụ thể, theo thống kê trong năm 2016 vừa qua, vốn FDI giải ngân vào Việt Nam lên mức kỷ lục 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước đó. Và, trong 2 tháng đầu năm 2017, vốn FDI giải ngân tiếp tục ghi nhận những con số tích cực với 1,6 tỷ USD.

Tuần qua, MH3 đã có 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên tăng trần, đã đưa mức giá cổ phiếu từ 16.200 đồng/Cp lên 29.000 đồng/CP.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 10-17/3

Giá ngày 17/3

Giá ngày 10/3

Biến động (%)

Giá ngày 17/3

Giá ngày 10/3

Biến động (%)

MH3

29

16.2

79,01

SD8

0.6

1.1

-45,46

DC1

8.2

4.8

70,83

NUE

6.3

10.5

-40

SEA

25.7

15.5

65,81

CKH

8.3

13.8

-39,86

HSA

24.3

16.1

50,93

GDW

14.6

21.8

-33,03

RTB

15.5

10.3

50,49

SAC

10.2

14

-27,14

RCD

51.4

34.5

48,99

EIC

9.9

13.5

-26,67

X18

4.7

3.2

46,88

AMP

11.3

15.4

-26,62

PIA

14.6

10.3

41,75

KCB

2.5

3.3

-24,24

CCR

21

15

40

TND

12

15

-20

TAW

18.9

13.5

40

CAD

0.4

0.5

-20

Trái lại, SD8 của CTCP Sông Đà 8 là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM. Với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, giá cổ phiếu SD8 đã bị đẩy từ mức 1.100 đồng/CP xuống còn 600 đồng/CP, tương ứng giảm 45,46%.

Đứng ở vị trí thứ 2 là NUE của Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Nha Trang. Với quy định riêng của sàn UPCoM (sau hơn 25 phiên không có giao dịch, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao động giá cổ phiếu ở mức tối đa là +/-40%), vì vậy, phiên giảm sàn duy nhất ngày 16/3 đã kéo giá cổ phiếu NEU từ mức 10.500 đồng/CP xuống còn 6.300 đồng/CP, tương ứng giảm 40%.

Tin bài liên quan